Thạc Sĩ Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Quá trình cung ứng các nguồn vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp được gọi là sự
    tài trợ, bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo nguồn và đảm bảo các nguồn lực tài chính để
    doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Như vậy tài trợ ở đây khác với hoạt động tài trợ mang
    tính trợ cấp, trợ giúp hoặc cho không.
    Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt
    động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài
    chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
    Trong điièu kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
    đựoc đa dạng hóa. Tùy theo điều kiện phát triển của thị trường tài chính của một quốc gia,
    tùy theo loại hình của doanh nghiệp và các đặc điểm hoạt động kinh doanh mà mỗi doanh
    nghiệp có phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau.
    Vì vậy để lựa chọn được nguồn vốn và phương thức huy động vốn phù hợp có ý nghĩa
    rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa thực
    tiễn đó em đã chọn đề tài: “Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của doanh
    nghiệp”. Đề tài gồm có hai chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung.
    Chương II: Thực trạng và giải pháp.
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
    A. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
    Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi
    bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất của
    chúng.Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không
    giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như:
    -Trạng thái của nền kinh tế.
    -Ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.


    -Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
    -Trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý.
    -Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.
    -Thái độ của chủ doanh nghiệp.
    -Chính sách thuế
    B. CÁC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG
    I. VỐN CHỦ SỞ HỮU
    Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: bao gồm phần vốn
    chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả trong hoạt động
    kinh doanh.
    1. Vốn góp ban đầu
    Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban
    đầu nhất định do cổ đồng_ chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
    nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó. Vì hình thức sở
    hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.
    Đối với doanh nghiệp Nhà nuớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước,
    chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước.
    Đối với các doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số
    vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với công ty
    cổ phần, vốn góp của các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty.
    Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ
    phần mà họ nắm giữ. Trong các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách
    nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn cũng tương tụ
    như trên; tức là vốn có thể do chủ nhân bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác góp .
    2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
    Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.
    Quy mô vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên,
    thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...