Tài liệu Nguồn vốn fdi và cán cân thanh tóan

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGUỒN VỐN FDI VÀ CÁN CÂN THANH TÓAN
    QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
    NCS. Ths. ĐOÀN TRANH
    1. Đặt vấn đề
    Nguồn vốn FDI (Foreign Direct Investment) có vai trò tích cực hơn vốn
    ODA nhờ đi kèm với vốn FDI là chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và
    tạo điều kiện cho nước nhận vốn FDI tiếp cận được phương pháp quản lý
    hiện đại, cách thức tổ chức doanh nghiệp đa dạng và hiệu quả. Cho đến hiện
    nay vẫn tồn tại hai quan điểm về tiếp nhận và sử dụng vốn FDI thế nào cho
    có hiệu quả tại các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Quan
    điểm thứ nhất cho rằng các nước đang phát triển vừa thiếu vốn, vừa nhập
    siêu trong thương mại quốc tế, nên FDI sẽ giúp họ khắc phục hai khó khăn
    này. Quan điểm thứ hai cho rằng vốn FDI là khoản vay dài hạn và lợi nhuận
    của khoản này chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp và các doanh
    nghiệp được quyền chuyển lợi nhuận này về nước. Điều này sẽ làm ảnh
    hưởng đến cán cân thanh toán của các quốc gia đang phát triển; và quan
    điểm thứ hai ngày càng được khẳng định khi các cuộc khủng hoảng liên tiếp
    xãy ra vào các năm 1997 và 2008 đã làm cho dòng lợi nhuận từ FDI trong
    nước chảy ra nước ngoài với khối lượng lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng
    đến khả năng thanh khoản bằng ngoại tệ của các quốc gia có cơ cấu vốn đầu
    tư từ FDI lớn. Không ai phủ nhận vai trò tích cực của FDI đối với sự tăng
    trưởng kinh tế của các quốc gia; tuy nhiên, cần phải hiểu biết những mặt trái
    của FDI nhằm có chính sách thu hút và sử dụng FDI hiệu quả hơn.
    2. Những tác động của FDI đến cán cân thanh toán của Việt Nam
    Tác động tích cực của FDI trước tiên là dòng ngoại tệ vào làm tăng tài
    khoản vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài khoản quốc gia;
    nhưng tác động tiêu cực của vốn FDI thường bị tác động bởi ba nhân tố chủ
    yếu: 1) Tác động thông qua cán cân thương mại; 2) tác động thông qua
    chuyển lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài; 3) Tác động do tăng chi phí mua
    patent, know-how nhằm độc quyền kỹ thuật cao.
    Bảng 1: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thời kỳ 2005 - 20081
    2005 2006 2007 2008
    106 USD %GDP 106
    USD %GDP 106 USD %GDP 106
    USD %GDP
    CÁN CÂN TÀI KHOẢN
    VÃNG LAI -497 -0,93 -164 -0,26 -6992 -9,84 -11435 -12,85
    Cán cân TM hàng hóa (FOB) -2439 -4,60 -2776 -4,55 -10360 -14,59 -14960 -16,81
    Cán cân TM dịch vụ -219 -0,41 -8 -0,01 -894 -1,26 -1300 -1,46
    Thu nhập đầu tư (ròng) -1219 -2,30 -1429 -2,34 -2168 -3,05 -2432 -2,73
    Chuyển giao (ròng) 3380 6,38 4049 6,64 6430 9,06 7257 8,15
    Tư nhân 3150 5,94 3800 6,23 6180 8,70 7000 7,87
    CÁN CÂN TÀI KHỎAN
    VỐN 3087 5,82 3088 5,06 17390 26,44 14232 15,99
    FDI (ròng) 1889 3,56 2315 3,80 6400 9,30 7000 7,87
    Vay trung – dài hạn (ròng) 921 1,74 1025 1,68 2045 2,88 964 1,08
    Vay ngắn hạn (ròng) 46 0,09 -30 -0,05 79 0,13 168 0,19
    Đầu tư gián tiếp 865 1,63 1313 2,15 6243 10,44 1300 1,46
    Tiền và tiền gửi -634 -1,20 -1535 -2,52 2623 3,69 4800 5,39
    CÂN ĐỐI TỔNG THỂ (ĐÃ
    ĐIỀU CHỈNH) 2131 4,02 4322 7,09 10168 14,32 2697 3,03
    (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch ĐT, Viện NC Quản lý KT TW)
    Bảng 1 thể hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoan 2005-
    2008. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai và cán
    cân tài khoản vốn của Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bài viết chỉ
    nhắm đến các nhân tố tích cực và tiêu cực liên quan đến việc thu hút và sử
    dụng vốn FDI tại Việt Nam làm ảnh hưởng cán cân thanh toán quốc tế của
    Việt Nam trong giai đoạn này.
    1 Báo cáo nghiên cứu đánh giá giữa kỳ dựa trên kết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...