Tài liệu Nguồn vốn đầu tư phát triển chè

Thảo luận trong 'Đầu Tư - Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2.7.1. Nguồn vốn trong nước

    Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam ( VITAS), tính đến năm 2002 tổng lượng vốn đầu tư cho toàn ngành chè giai đoạn 1995 - 2002 là 3.950 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ từ vốn Ngân sách là 474 tỷ, chiếm tỷ lệ 12% trong tổng vốn đầu tư ; vốn tín dụng đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước là 592,7 tỷ đồng; vốn tín dụng Ngân hàng, quỹ Hỗ trợ Đầu tư phát triển và qũy Bình ổn giá là 1.382,5 tỷ đồng. Phần còn lại là phần vốn của các doanh nghiệp và các hộ gia đình, các trang trại nông nghiệp khác.


    2.7.1.1.Đối với vốn Ngân sách do Nhà nước hỗ trợ:

    Đây là phần vốn chủ yếu phục vụ các chưong trình kinh tế lớn của đất nước, nhằm tạo ra cơ sở vật chất và kiến trúc hạ tầng kinh tế xã hội, phục vụ cho công tác phát triển sản xuất ngành chè như : xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối ( theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt) ; nghiên cứu khoa học và công nghệ ; khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây chè . Trong năm 1999, Chính phủ đã cho phép Bộ NN và PTNT sử dụng phần vốn sự nghiệp của Bộ để nhập 2,0 triệu hom chè giống có năng suất cao, chất lượng tốt, để từng bước nhân rộng thay thế các cây chè có năng suất thấp hiện có. Phần vốn này cũng sử dụng để thực hiện việc di dân thuộc chương trình định canh định cư, di dân giải phóng lòng hồ; hỗ trợ việc chế tạo sản xuất các máy móc công cụ cơ khí phục vụ cho các công việc : trồng trọt, sơ chế và chế biến chè . Năm 2000, nguồn vốn đầu tư trực tiếp qua Ngân sách của Nhà nước cho ngành chè đã là 97,5 tỷ đồng, chiếm 15% tổng số vốn đầu tư cho cả ngành chè trong năm tài khoá 2000 - 2001.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...