Thạc Sĩ Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang:
    BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC BẢNG iii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
    MỞ ĐẦU viii
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
    NHỎ VÀ VỪA 1
    1.1 LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1
    1.1.1 Các tiêu chí phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa 1
    1.1.2 Những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa .9
    1.1.3 Vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
    1.2 NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 16
    1.2.1 Vốn chủ sở hữu. 16
    1.2.2 Các khoản nợ .21
    1.2.3 Những nhân tố tác động đến nguồn vốn của các DNNVV .32
    1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI DOANH
    NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN THẾ GIỚI .36
    1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về nguồn vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa . 36
    1.3.2 Bài học cho Việt Nam .42
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN
    NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
    ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ .46
    2.1 TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH
    PHỐ CẦN THƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH
    NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 46
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội 46
    2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
    ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa . 51
    2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
    VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ . 54
    2.2.1 Số lượng, quy mô 54
    2.2.2 Cơ cấu, thành phần 55
    2.2.3 Năng lực hoạt động 59
    2.2.4 Những đóng góp cho kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ .64
    2.2.5 Những tồn tại, hạn chế cơ bản .65
    2.3 THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN VỐN CỦA CÁC
    DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ . 67
    2.3.1 Thực trạng nguồn vốn 67
    2.3.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn 72
    2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN VỐN
    CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNHPHỐ CẦN THƠ .87
    2.4.1 Những thuận lợi .87
    2.4.2 Những khó khăn, trở ngại 88
    2.4.3 Nguyên nhân 90
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 99
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC
    DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
    CẦN THƠ .100
    3.1 QUAN ĐỂM, MỤC TIÊU VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC
    DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN
    THƠ . 100
    3.1.1 Quan điểm phát triển .100
    3.1.2 Mục tiêu và lộ trình phát triển .101
    3.2 GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC DOANH
    NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN
    THƠ .105
    3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp 106
    3.2.2 Giải pháp đối với nguồn cung ứng vốn .115
    3.2.3 Giải pháp đối với các Tổ chức hiệp hội 130
    3.3 KIẾN NGHỊ .131
    3.3.1 Đối với Nhà nước .131
    3.3.2 Đối với chính quyền thành phố Cần Thơ 136
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 141KẾT LUẬN 142
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO NGHIÊN CỨU:
    Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng
    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tiềm năng rất lớn về công nghiệp,
    nông nghiệp, thủy sản và thương mại dịch vụ. Trong quá trình phát triển
    kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ, hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa
    (DNNVV) luôn có vị trí rất quan trọng. Trong những năm qua, các DNNVV
    đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã
    hội của Thành phố (đóng góp khoảng 45% GDP, 29% tổng kim ngạch xuất
    khẩu, khoảng 25% tổng thu ngân sách, góp phần giải quyết hơn 60% lao
    động phi nông nghiệp). Có thể nói, hệ thống DNNVV đã và đang trở thành
    bộ phận quan trọng trong kinh tế của thành phố Cần Thơ, là nơi tạo động lực
    phát triển kinh tế (tốc độ tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp này luôn
    hơn tốc độ tăng trưởng của GDP và của các loại hình doanh nghiệp khác),
    góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa.
    Mặc dù có nhiều thuận lợi từ những chính sách phát triển của nhà
    nước cũng như của thành phố Cần Thơ, tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp
    này vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển như: quy mô nhỏ,
    thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả
    năng quản trị doanh nghiệp yếu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu
    mặt bằng để phát triển sản xuất kinh doanh, đại bộ phận chưa quan tâm đến
    xây dựng thương hiệu, khó liên kết để tạo thế mạnh chung. Trong những
    hạn chế đó thì thiếu vốn cũng như trở ngại trong tiếp cận nguồn vốn là vấn
    đề nghiêm trọng nhất cản trở đến tiến trình phát triển. Trong khi đó, mặcdù có nhiều nguồn cung ứng nguồn vốn, nhưng xuất phát từ nhiều nguyên
    nhân, các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua vẫn
    khó tiếp cận. Để phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì
    vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong bối cảnh hiện tại là: Đánh giá được
    quy mô, cơ cấu và nhu cầu nguồn vốn đối với từng nhóm ngành nghề trong
    hệ thống các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Những hạn chế, trở
    ngại dẫn đến tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn cũng như
    những nguyên nhân của nó? Làm thế nào để mở rộng khả năng tiếp cận
    nguồn vốn cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Đây cũng
    chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Nguồn vốn cho phát triển doanh
    nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu trong
    luận án của mình nhằm tháo gỡ một trong những những tồn tại, khó khăn
    chính của hệ thống doanh nghiệp này trên địa bàn thành phố Cần Thơ với
    mục đích phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh
    cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này phục vụ cho sự nghiệp chung
    là đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập.
    2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN:
    Cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện, đã có nhiều công trình
    nghiên cứu có đề cập đến nguồn vốn của loại hình DNNVV ở nhiều cấp độ
    nghiên cứu khác nhau. Cụ thể:
     Trong nghiên cứu “Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng
    của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
    Trung ương (2009) các tác giả đã chỉ ra rằng thiếu vốn và khó tiếp cận
    nguồn vốn là một trong những cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển của
    loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Theo nghiên cứu
    này, tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV xuấtphát từ cả hai phía, bản thân doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương
    mại. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những rào cản đối
    với các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà không đề cập
    đến các nguồn vốn cũng như những kênh cung ứng vốn khác mà trong thực
    tế, DNNVV có thể tiếp cận để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn của
    mình [77]
    .
     Nghiên cứu của TS. Trương Quang Thông (2010) trong đề tài “Tài
    trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV – Một nghiên cứu thực nghiệm tại
    khu vực thành phố Hồ Chí Minh”, đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt
    động của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó gợi ý
    chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống doanh nghiệp này trên địa bàn thành
    phố Hồ Chí Minh thông qua chính sách tài trợ tiếp cận vốn tín dụng từ hệ
    thống ngân hàng thương mại [38]
    .
     Hỗ trợ về vốn và tiếp cận nguồn vốn là một trong những nhóm giải
    pháp quan trọng được đề xuất nhằm phát triển DNNVV của Việt Nam đến
    năm 2020 trong nghiên cứu “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
    Nam” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010). Theo nghiên
    cứu này, để các DNNVV Việt Nam phát triển cần đầu tư đổi mới trang thiết
    bị - công nghệ, mở rộng liên kết và xúc tiến thị trường, nhưng thiếu vốn và
    không được hỗ trợ tiếp cận vốn đã ngăn cản tiến trình nâng cao năng lực
    cạnh tranh của các DNNVV của Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu chỉ tập
    trung phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển,
    chưa làm rõ nguyên nhân cũng như nhưng chính sách hỗ trợ cụ thể để giúp
    hệ thống doanh nghiệp này giải quyết bài toán về vốn [76]
    .
     Luận án tiến sỹ của Nguyễn Minh Tuấn (2011) về đề tài “Phát triển
    dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”tác giả đã đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các
    dịch vụ ngân hàng thương mại tạo điều kiện giúp phát triển các DNNVV [40]
    .
     Một số nghiên cứu trong các luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế,
    tài chính – ngân hàng đề cập đến chính sách nhằm mở rộng khả năng cung
    tín dụng cho các DNNVV như:
     Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện hoạt động tín dụng hỗ trợ các
    doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành
    phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Việt Hà (2008), đã phân tích tình trạng
    thiếu vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh của hệ thống DNNVV trên địa bàn
    thành phố Hồ Chí Minh nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn
    vốn tín dụng do những bất cập trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng
    thương mại, qua đó, qua đó đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm hoàn
    thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, giúp DNNVV thuận
    lợi trong tiếp cận vốn tín dụng [14]
    .
     Nghiên cứu “Cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các doanh
    nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn –
    Thực trạng và giải pháp” trong luân văn thạc sỹ của Đoàn Vũ Thiên (2007)
    chỉ tập trung nghiên cứu tìm ra hạn mức tín dụng phù hợp trong hệ thống
    NHNN&PTNT với đối tượng khách hàng là các DNNVV [35]
    .
     Luận văn thạc sỹ của Hoàng Đức Kiên Thế (2007) với đề tài “Hỗ
    trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - trên phương diện mở rộng cung tín
    dụng” đề cập đến chính sách hỗ trợ phát triển các DNNVV từ chính sách mở
    rộng cung tín dụng [34]

     Đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn cho các
    DNNVV Việt Nam” trong luận văn thạc sỹ của Phan Thị Thanh Giang(2007), đề cập chung đến thực trạng nguồn vốn huy động của các DNNVV
    Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006, thời điểm bối cảnh quốc tế và trong nước
    chưa có những yếu tố tác động lớn đến các DNNVV như trong giai đoạn
    hiện nay [11]

     Một số luận văn nghiên cứu về hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của
    các ngân hàng thương mại giúp phát triển DNNVV ở Việt Nam và một số
    địa phương như:
     Đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của Hồ Xuân Vũ
    (2006)“Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng
    Thái Bình Dương” [41]
    .; nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc (2007) trong
    luận văn thạc sỹ “Kiểm soạt rủi ro tín dụng cho vay các doanh nghiệp nhỏ
    và vừa tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
    [7]; luận văn thạc sỹ “Phát triển dịch vụ ngân hàng phục vụ doanh nghiệp
    nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Tuyết Nhung
    (2007) [28].; nghiên cứu “Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
    vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” của tác
    giả Lê Nguyễn Phương Ngọc (2007) [26], đề cập đến các nghiệp vụ ngân hàng
    cũng như cần đa dạng hóa các dịch vụ nhằm giúp hệ thống DNNVV thuận
    lợi hơn trong quá trình tiếp cận với các nguồn tài trợ từ hệ thống ngân hàng.
    Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã góp phần nhận diện những khó
    khăn về nguồn vốn trong quá trình phát triển các DNNVV tại Việt Nam
    cũng như tại một số địa phương, đề xuất những giải pháp, kiến nghị về mặt
    kỹ thuật (dịch vụ cung ứng vốn từ các ngân hàng thương mại) cũng như
    chính sách (các giải pháp hỗ trợ) giúp hệ thống DNNVV thuận lợi hơn trong
    tiếp cận nguồn vốn.Đối với hệ thống doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng trên
    địa bàn thành phố Cần Thơ, một số nghiên cứu có liên quan được công bố
    trong những năm gần đây có thể kể đến như:
     Nghiên cứu của ThS. Trần Thanh Mẫn và cộng sự (2008) trong đề tài
    nghiên cứu cấp thành phố “Lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh của các
    doanh nghiệp thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thực
    hiện AFTA” đã dự báo về nhu cầu vốn và định hướng phát triển doanh
    nghiệp trong các ngành nghề, trong đó, đa phần là nhóm DNNVV[21]

     Nghiên cứu của PGS.TS Đoàn Thanh Hà và công sự (2013) trong đề
    tài cấp thành phố “Nghiên cứu lộ trình và các giải pháp nâng cao năng lực
    cạnh tranh cho các DNNVV thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập
    WTO và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới” thì một trong yếu tố có
    ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn thành
    phố Cần Thơ là quy mô vốn nhỏ, thiếu vốn và gặp nhiều trở ngại trong tiếp
    cận nguồn vốn cũng như các kênh cung ứng vốn. Để hệ thống doanh nghiệp
    này nâng cao năng lực cạnh tranh thì mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn
    là một trong những giải pháp quan trọng mà nhóm nghiên cứu đề cập đến
    [12]
    .
    Mặc dù vậy, cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện thì vẫn chưa
    có nghiên cứu tổng quát và đầy đủ về nguồn vốn bao gồm, quy mô và cơ cấu
    nguồn vốn, các kênh cung ứng vốn, nhu cầu vốn, giải pháp tiếp cận các
    nguồn cung ứng vốn cho từng nhóm ngành nghề của hệ thống DNNVV trên
    địa bàn thành phố Cần Thơ. Có thể nói, giải quyết vấn đề về nguồn vốn cho
    DNNVV là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm giúp doanh
    nghiệp tiếp tục trụ vững và phát triển đáp ứng các mục tiêu trong kế hoạch
    phát triển DNNVV của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 tầm nhìn 2030.3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
    Nghiên cứu nguồn vốn cho phát triển của các DNNVV trên địa bàn
    thành phố Cần Thơ với các mục tiêu cụ thể sau:
     Thứ nhất, tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ các lý luận về loại hình
    doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần
    thiết phải phát triển loại hình doanh nghiệp này trong phát triển kinh tế;
     Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn vốn và tiếp cận
    nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
     Thứ ba, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn
    về tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    4.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là tập trung nghiên cứu lý luận và
    thực trạng về nguồn vốn tài chính của các DNNVV trên địa bàn thành phố
    Cần Thơ gồm: quy mô, nhu cầu, cơ cấu nguồn vốn và tình hình tiếp cận các
    nguồn cung ứng vốn.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu đã xác định, phạm vi nghiên
    cứu của luận án là:
     Nghiên cứu ở những doanh nghiệp có quy mô nguồn vốn và lao động
    thỏa mãn tiêu chuẩn theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6
    năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV và các doanh
    nghiệp này đang hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu về nguồn vốn và tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV
    trên địa bàn thành phố Cần Thơ, không nghiên cứu các vấn đề khác.
     Các số liệu, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2008 đến năm
    2012. Định hướng chiến lược phát triển DNNVV thành phố Cần Thơ và đề
    ra các nhóm giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
    Những dữ liệu của các yếu tố khác liên quan đến phát triển DNNVV
    và dữ liệu của hệ thống doanh nghiệp này ngoài phạm vi thành phố Cần Thơ
    chỉ sử dụng so sánh, tham khảo, phục vụ cho những mục tiêu đặt ra.
    5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Phương pháp luận chung trong quá trình thực hiện luận án là sử dụng
    phép biện chứng duy vật. Về phương pháp, để đạt được những mục tiêu
    nghiên cứu trên, trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng riêng lẻ hay
    tổng hợp những phương pháp và công cụ sau:
    5.1. Phương pháp thống kê mô tả từ các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập
    trong quá trình nghiên cứu, gồm:
     Dữ liệu thứ cấp: Các lý luận chung về vốn, nguồn vốn; các số liệu báo
    cáo của doanh nghiệp, các số liệu thống kê báo cáo hàng năm của các cơ
    quan chức năng trên địa bàn thành phố Cần Thơ như: Các Sở, Ban, Ngành,
    Hiệp hội; Cục Thống kê thành phố, Tổng Cục Thống kê; Ngân hàng Nhà
    nước Chi nhánh thành phố Cần Thơ; các báo cáo của các nghiên cứu liên
    quan đã công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
    Hiệp hội DNNVV Việt Nam (VINASME); Các tài liệu, sách, báo, tạp chí
    khoa học, internet Từ đó tập hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu
    theo các tiêu chí đã xác định trong nghiên cứu. Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua khảo sát bằng bảng câu hỏi
    (Phiếu thu thập thông tin) với các mẫu phiếu theo từng đối tượng t
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...