Báo Cáo Nguồn tin kinh tế tại trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia có ý nghĩa to lớn c

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

    Những thành tơựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lơượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội loài người. Bước vào thế kỷ 21, trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa , giáo dục-đào tạo, môi truờng .đều có những biến đổi sâu sắc. Cùng với việc xuất hiện các cơ hội phát triển mới, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học va công nghệ, thông tin đang và sẽ là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia. Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, sự phân hóa giàu và nghèo ngay trong mỗi quốc gia ngày càng gia tăng, tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định trên thế giới.

    Nắm đuợc tình hình đó, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu “Đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” từ nay đến năm 2020, đạt được mức tăng trưởng GDP từ 8 đến 10 lần so với năm 1990. Đây là mục tiêu tương đối khó khăn đối với nền kinh tế nuớc ta hiện nay. Việc duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong những thập kỉ tới đòi hỏi nuớc ta phải tìm kiếm, huy động và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn lực trong nước cũng như tranh thủ những nguồn lực mà chúng ta có cơ hội tiếp cận từ bên ngoài. Trong xu thế chung của thời đại, thông tin khoa học và công nghệ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong các nguồn lực phát triển kinh tế. Việc phát triển hệ thống thông tin, trong đó có hệ thống thông tin kinh tế không những chỉ huy động được sức mạnh tiềm lực thông tin, khoa học và công nghệ vốn có trong nước mà còn tranh thủ đuợc các cơ hội, sự hỗ trợ của các tổ chức trên thế giới để phát triển kinh tế đất nuớc. Với sự tác động của cuộc cách mang khoa học công nghệ đương đại thì tiềm lực thông tin, khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh của những thập niên vừa qua.

    Trong một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay, thông tin đang trở thành một nguồn lực quan trọng, đặc biệt là hệ thống thông tin kinh tế đã góp phần to lớn không chỉ trong công tác quản lí, điều hành các hoạt động kinh tế mà nó còn góp phần tạo ra các giá trị mới trong các hoạt động đó. Nhất là ở xã hội văn minh ngày nay, trong thời đại kinh tế thị trường, thông tin được coi là thứ hàng hóa đắt giá nhất, thậm chí còn quý hơn cả vốn liếng. Thời đại ngày nay "Ai nắm đuợc thông tin thì coi như nắm đuợc thành công trong tay, người đó sẽ làm chủ thế giới". Những câu nói đó đã và đang trở thành khẩu hiệu bất diệt. Tuy nhiên, sự thành công này còn tùy thuộc vào khả năng nhận thức, xử lí, sáng tạo của người sử dụng tin. Thu thập, xử lí như thế nào để hình thành một tư duy, một phuơng án, một quyết định hiệu quả, để áp dụng tiếp trong hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lí, tiêu dùng của mình. Đó là quá trình tái sản xuất mở rộng thông tin để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nuớc.
    Lúc đầu, thông tin kinh tế phát triển trên cơ sơ phân tán, tản mạn, không thống nhất. Đến nay thông tin kinh tế ở các nước tư bản đã phát triển trên một cơ sở kỹ thuật cao, với tiềm lực tính toán rất lớn và rất nhiều tổ chức, trung tâm thông tin kinh tế lớn ra đời. ở một số nuớc công nghiệp phát triển, đã chuyển từ hình thức xử lí thông tin, phân tán, bằng điện tử sang hệ thống thông tin kinh tế liên kết trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Tại Việt Nam việc xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin kinh tế đặc biệt được chú trọng. Đây là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển ngành thông tin-tư liệu, là nhiệm vụ không phải của riêng tổ chức xúc tiến mà còn là trách nhiệm của nhà nuớc trong mục tiêu phát triển và nâng cao năng lực nội sinh của khoa học và công nghệ quốc gia. Thế nên, thông tin kinh tế luôn là bộ phận không thể thiếu trong các cơ quan thông tin. Với Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia- Trung tâm đầu ngành cả nước về khoa học-công nghệ, thông tin kinh tế tuy chiếm số lượng không đáng kể nhưng nó đã góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh trong hệ thống thông tin tại cơ quan. Bởi vậy, đề tài: "Nguồn tin kinh tế tại trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia " có ý nghĩa to lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn "




    Mục lục
    Mở đầu

    Chương i Khái quát chung về trung tâm thông tin-tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia

    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia
    1.1.1 Chức năng của Trung tâm TTTLKH&CNQG
    1.1.2 Nhiệm vụ của Trung tâm TTTLKH&CNQG
    1.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TTTLKH&CNQG
    1.3 Nguồn lực thông tin tại Trung tâm TTTLKH&CNQG
    1.4 Các nhiệm vụ ưu tiên mang tính đột phá và mối quan hệ hợp tác

    Chương 2 thực trạng nguồn tin kinh tế tại trung tâm thông tin-tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia
    2.1 Khái niệm về thông tin, thông tin kinh tế, nguồn tin, nguồn thông tin kinh tế
    2.2 Vai trò của nguồn tin kinh tế trong xã hội hiện đại.
    2.3 Điều tra về nguồn tin kinh tế tại Trung tâm TTTTLKH&CNQG
    2.3.1 Nội dung của nguồn tin kinh tế tại Trung tâm TTTLKH&CNQG
    2.3.2 Loại hình nguồn tin kinh tế tại Trung tâm TTTTLKH&CNQG
    2.3.2.1 Sách.
    2.3.2.2 Tạp chí.
    2.3.2.3 Cơ sở dữ liệu.
    2.3.2.4 Tài liệu xám.
    2.3.2.5 Tổng luận, tổng quan.
    2.3.2.6 Tài liệu điện tử.
    2.4 Phân tích và đánh giá hiệu quả phục vụ nguồn lực thông tin kinh tế cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung tâm TTTLKH&CNQG

    Chương 3 một số giải pháp phát triển và hoàn thiện nguồn tin kinh tế tại trung tâm thông tin-tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia
    3.1 Đẩy mạnh công tác bổ sung các nguồn tin kinh tế tai Trung tâm TTTLKH&CNQG
    3.2 Cụ thể hóa hướng phát triển nguồn tin kinh tế tại Trung tâm TTTLKH & CNQG
    3.3 Tăng cường ngân sách nhà nước và kinh phí của Trung tâm TTTLKH&CNQG cho kế hoạch phát triển nguồn tin kinh tế
    3.4 Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông tin ở Trung tâm TTTLKH&CNQG
    3.5 Tăng cường hợp tác quốc tế
    3.6 Tin học hoá nguồn tin kinh tế tại Trung tâm TTTLKH&CNQG

    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...