Tiểu Luận Nguồn tài trợ vốn cho dn từ vay nợ vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng phát hành

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục:
    Phần A: Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng.
    I. KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN VỐN VAY DÀI HẠN.
    1. Khái niệm
    2. Đặc điểm
    3. Ưu và nhược điểm của nguồn tài trợ vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng.
    II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN VAY DÀI HẠN NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (2011-2012)

    1. Thực trạng.
    2. Nguyên nhân
    3. Giải pháp.
    Phần B: Phát hành trái phiếu công ty

    I. KHÁI NIỆN VÀ PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU CÔNG TY
    1. Khái niện
    2. Phân loại trái phiếu công ty
    II. ƯU ĐIỂN VÀ NHƯỢC ĐIỂN KHI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CÔNG TY

    1. Ưu điểm.
    2. Nhược điểm.
    III. THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CÔNG TY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

    1. Thực trạng
    2. Nguyên nhân
    3. Giải pháp
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Năm 2008 cả thế giới phải đối mặt với cuộc đại khủng khoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ Mỹ với sự sụp đổ của hàng loạt định chế tài chính, hệ thống ngân hàng với quy mô lớn và đã tồn tại hàng trăm năm, sự đóng băng của thị trường bất động sản và sự suy giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán quốc tế. Điều này đã có tác động không nhỏ tới các quốc gia trên phạm vi toàn cầu mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên đến năm 2010, mặc dù vẫn còn phải đối mặt với khá nhiều dư âm của cuộc đại khủng hoảng để lại, song nền kinh tế Việt Nam cũng từng bước được phục hồi trở lại với điểm nhấn đó là tốc độ tăng trưởng đạt 6,8% năm 2010 nhờ gói kích cầu của chính phủ năm 2009.
    Tuy nhiên, trước sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế, chúng ta lại phải đối mặt với một bài toán vô cùng nan giải đó là tình trạng làm phát tăng cao lên mức 2 con số cuối năm 2010 (11,8%) và sự trượt giá của VNĐ. Thêm vào đó những tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao chính là mối đe doạ lớn đối với việc kiềm chế lạm phát. Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đời đời sống dân cư và sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy thay vì ưu tiên hàng đầu giai đoạn 2008-2009 là tăng trưởng kinh tế thì tới giai đoạn 2011, Chính phủ và Quốc hội đã xác định mục tiêu quan trọng hàng đầu trong năm 2011 đó là “ưu tiên kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”.
    Một trong những giải pháp thường thấy khi muốn kiềm chế được lạm phát đó là việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt.
    Chính sách tiền tệ thắt chặt có tác động rất lớn đối với hoạt động của các NHTM : đó là những quy định về trần lại suất huy động, trần lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái cầm cố tài sản, tỉ lệ dự trữ bắt buộc Hay tựu chung lại đó là những quy định chặt chẽ về mức lãi suất huy động và mức lãi suất cho vay của các Ngân hàng.
    Hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này có những cuộc chạy đua lãi suất huy động hết sức gay gắt với việc đẩy trần lãi suất huy động lên tới 17 -18%/năm điều này kéo theo sự tăng mạnh của lãi suất cho vay lên đến mức con số kỉ lục đã có những tác động không nhỏ tới sự phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2012. Đặc biệt là gây ra hiệu ứng domino – về sự giải thể, phá sản của hàng nghìn doanh nghiệp do không đáp ứng đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đặc biệt là thiếu hụt trầm trọng của các nguồn tài trợ từ các khoản vay dài hạn. Tại sao lại như vậy? Nguồn vốn vay dài hạn có tầm quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp hiện nay? Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu vấn đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...