Tiểu Luận Nguồn tài trợ của doanh nghiệp và Thực trạng huy động vốn của các công ty tại Việt Nam bằng vốn chủ

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Căn cứ vào quyền sở hữu thì nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
    Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh ngiệp,bao gồm số vốn góp của chủ sở hữu,phần vốn tự bổ xung từ lợi nhuận để lại,các quỹ được hình thành từ lợi nhuận và nguồn kinh phí. Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau có các hình thức huy động vốn khác nhau,ví dụ như: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp,nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu,nguồn vốn từ tiết kiệm để tái đầu tư
    Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ đầu tư của doanh nghiệp cũng phải bỏ ra một số vốn nhất định . Đối với doanh nghiệp nhà nước vốn tự có ban đầu chính là vốn do ngân sách nhà nước cấp .Đối với doanh nghiệp tư nhân vốn tự có là số vốn pháp định cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp ,tức là số vốn tối thiểu chủ doanh nghiệp phải bỏ ra để được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật .Với công ty cổ phần nó là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp để thành lập công ty . Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu công ty mà mức độ quyền hạn tham gia vào công ty căn cứ theo tỉ lệ góp vốn đồng thời chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ .

    1. Phần lợi nhuận hằng năm để lại
    Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo luật định,việc phân phối lợi nhuận sau thuế còn lại sẽ cho doanh nghiệp quyết định. Trong các công ty cổ phần,việc phân phối lợi nhuận sau thuế do Đại hội cổ đông quyết định. Nhìn chung,lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần được chia thành hai phần:
    v Một phần chia cho các cổ đông dưới hình thức trả cổ tức(hay còn gọi là lợi tức cổ phần).
    v Một phần được giữ lại để tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
    a. Khái niệm: Lợi nhuận hàng năm để lại là Phần trăm lợi nhuận thuần không dùng để trả cổ tức mà được doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư theo các mục tiêu chiến lược hoặc để trả nợ. Lợi nhuận giữ lại được thể hiện bên dưới vốn cổ phần chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán.
    Lợi nhuận giữ lại được tính toán bằng cách thêm vào lợi nhuận giữ lại ban đầu (các năm trước đó) thu nhập thuần và trừ đi cổ tức trả cho các cổ đông
    Lợi nhuận giữ lại = lợi nhuân giữ lại ban đầu + thu nhập ròng – cổ tức.
    b. Ưu-nhược điểm
    v Ưu điểm
    · Là nguồn vốn rất chủ động và thuạn tiện cho các doanh nghiệp.
    · Không phải trả lãi,chi phí huy động thấp,đỡ tốn kém hơn phát hành cổ phiếu
    · Mức độ rủi ro thấp hơn so với các nguồn vốn vay,nhất là khi đến thời gian đáo hạn mà doanh nghiệp chưa có khả năng trả.
    · Là nguồn vốn ổn định và tăng trưởng tốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi.
    · Giúp cho doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài.
    · Giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng,tổ chức tín dụng hay đối với các cổ đông.
    · Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh,tạo cơ hội cho các công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo.
    · Làm tăng tỷ trọng vốn tự có của doanh nghiệp,cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác hay là cơ sở để quyết định quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
    v Nhược điểm
    · Chị sự ảnh hưởng của lạm phát.
    · Nguồn vốn này chỉ được hình thành khi doanh nghiệp làm ăn có lãi đều đặn và lien tục.
    · Khi doanh nghiệp không chi trr cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể làm giá cổ phiếu trên thì trường giảm,ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
    · Hình thức này không nên áp dụng thường xuyên và với quy mô lớn so với lợi nhuận của doanh nghiệp vì nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của của đông. Trường hợp doanh nghiệp không có dự án đầu tư hứa hen mang lại tỷ suất sinh lời mong muốn cho các chủ sở hữu,việc giữ lại lợi nhuận sẽ đi ngược lại với lợi ích của chủ sở hữu.
    · Việc quyết định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại một cách hợp lý cũng là một vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp. nếu như tỷ lệ này quá cao hay hay quá thấp cũng có thể gây ra những ảnh hưởng mà doanh nghiệp không mong muốn.
    2. Phát hành cổ phiếu thường
    .
    .
    .
    .
    .
    I. Thực trạng huy động vốn của các công ty tại Việt Nam bằng vốn chủ sở hữu: lợi nhuận để lại và phát hành cổ phiếu thường


    Lợi nhuận hàng năm để lại của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng yếu tố tác động trực tiếp đến chính là nguồn lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp. hiện nay,tình hình Vốn hoạt động của các DN hiện gặp khó khăn trên cả 3 kênh. Phần vốn tự có không nhiều; Phần được bổ sung hàng năm thì từ mấy năm nay rất thấp, do tỷ suất lợi nhuận thấp, phần còn lại để tái đầu tư, để tăng vốn tự có ít, nếu có tăng lên thì chủ yếu là do giá tăng, chứ thực chất là tích luỹ bị âm; đối với những DN bị lỗ thì còn ăn vào vốn; phần huy động trên thị trường chứng khoán (tỷ lệ DN niêm yết cũng mới chỉ chiếm vài phần trăm tổng số) thì chẳng tăng được bao nhiêu, do chứng khoán liên tục bị giảm điểm - tỷ lệ giá trị vốn hoá/GDP nay đã xuống dưới 30%, thấp xa so với tỷ lệ tương ứng 48% của năm 2009. Riêng phần vốn vay từ các ngân hàng thương mại, thì từ gần 2 năm nay, lãi suất đã cao gấp rưỡi, gấp đôi tỷ suất lợi nhuận của DN; việc tiếp cận nguồn vốn này cũng rất khó khăn, ngoài yếu tố do lãi suất cao, còn do tỷ lệ nợ xấu cao, tồn kho lớn. Vấn đề đặt ra, cần phải tăng tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản và lãi suất vay phải giảm xuống nữa thì mới có sức cạnh tranh; nếu vẫn phải vay với lãi suất cao gấp đôi, gấp ba các nước khác thì DN sẽ thua ngay trên sân nhà trước sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập.
    Nguồn vốn đã có hạn, nhưng DN lại đầu tư quá dàn trải vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, kể cả những lĩnh vực không có chuyên môn, kết quả là thua lỗ, cụt vốn, lãi chồng lên vốn vay. “Hiện tượng đầu tư đa ngành diễn ra ở đa số các doanh nghiệp. Rất nhiều công ty lớn đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Trong vòng 2 năm tới,có thể, có đến 90% công ty chứng khoán sẽ phải đóng cửa, chỉ có 5-7 công ty tồn tại lâu dài”.

    Một ví dụ điển hình về hiệu quả hoạt động hai công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Chứng khoán Sacombank (SBS) - trực thuộc ngân hàng Sacombank. Trong khi SSI tập trung vào các năng lực cốt lõi của mình là quản trị rủi ro, tự doanh, quản lý tài sản, dịch vụ ngân hàng đầu tư, đội ngũ nghiên cứu mạnh, môi giới cho khách hàng cá nhân lẫn tổ chức thì SBS lại làm ngược lại. Hệ quả là dù thị trường có khó khăn nhưng lợi nhuận của SSI không bị ảnh hưởng nhiều. Trong khi đó, SBS đã bị lỗ và công bố lỗ cả ngàn tỉ đồng kể từ cuối năm 2011.
    Điều này là nguyên nhân làm cho nguồn lợi nhuận để lại hàng năm của doanh nghiệp giảm trầm trọng,dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm theo.
    Tuy nhiên,bên cạnh đó cũng một phần do khó khăn của nền kinh tế,làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
    Dù khó khăn chung toàn nền kinh tế, các công ty kinh doanh chứng khoán vẫn kiếm "bộn tiền" trong 6 tháng đầu năm 2012 nhờ đà tăng của thị trường cùng những khoản thu ổn định như phí môi giới.
    .
    .
    .
    .
    .
    Kết luận: trong thời điểm hiện nay, nhiều công ty đang thiếu vốn hoạt động, các công ty thường nghĩ đến việc vay vốn dài hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên, gánh nặng về vốn và các thủ tục vay gây cản trở cho công ty. Việc tăng vốn chủ sở hữu dường như đang phát huy vai trò của mình trong giai đoạn này
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...