Tài liệu Nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật Anh - Mĩ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    rong hệ thống pháp luật Anh - Mĩ khái niệm nguồn pháp luật được sử dụng khá
    phổ biến. Có thể hiểu nguồn pháp luật theo quan điểm lí luận và quan điểm thực tiễn. Theo quan điểm lí luận, thuật ngữ nguồn pháp luật được hiểu trên ba bình diện khác nhau: Thứ nhất, đó là nguồn của các quan điểm, tư tưởng pháp luật; thứ hai, đó là nguồn tạo nên các quy phạm pháp luật; thứ ba, đó là nơi đăng tải, thể hiện của pháp
    luật.(1) Theo quan điểm thực tiễn, nguồn
    pháp luật chính là cơ sở pháp luật để thẩm phán và những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật đưa ra phán quyết của mình. Trong hai quan điểm nói trên thì quan điểm thực tiễn về nguồn của pháp luật là quan điểm phổ biến nhất trong hệ thống pháp luật này. Theo quan điểm này, nguồn pháp luật bao gồm: Án lệ (case law, judge–made law), luật thành văn (statute law), tập quán pháp luật (custom), các nguyên tắc công bằng, công lí (equity), các học thuyết pháp luật (legal doctrine), luật hợp lí (law of reasons).
    1. Án lệ
    1.1. Quá trình hình thành án lệ
    Án lệ được coi là nguồn pháp luật đầu tiên do lịch sử hình thành của hệ thống pháp luật này.
    Trên lãnh thổ nước Anh, khoảng giữa thế
    kỉ thứ V, khi chấm dứt sự đô hộ của người La Mã, những bộ tộc có nguồn gốc Germain là người Jute, người Ănglê, người Saxon và




    người Đan Mạch đã chiếm ưu thế. Khi chiếm được những phần lãnh thổ của nước Anh, những dân tộc này đã áp đặt phong tục tập quán và những nguyên tắc pháp lí của mình lên những vùng đất đã chinh phục được. Đến đầu thế kỉ XI ở Anh cùng một lúc tồn tại ba hệ thống pháp luật khác nhau. Đó là Angles law, West saxon law và Danish law:
    - Angles law là hệ thống pháp luật được áp dụng ở khu vực miền Trung của nước Anh.
    - West saxon law mang sắc thái pháp
    luật của người Saxon - một dân tộc đã từng sống ở vùng Tây Bắc nước Đức. Hệ thống West saxon law tồn tại ở các vùng miền Nam và miền Tây nước Anh.
    - Danish law (luật Đan Mạch) là hệ thống pháp luật do người Đan Mạch đã mang đến nước Anh. Nó được áp dụng ở một số vùng thuộc miền Bắc và miền Đông nước Anh.
    Do không có một hệ thống pháp luật thống nhất, việc cai trị của các hoàng đế nước Anh lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn. Đó là một trong các lí do làm cho các hoàng đế nước Anh không tập trung được quyền lực. Vì vậy, trong khoảng thời gian từ năm 871 đến năm 899 dưới thời trị vì của vua Afred, hàng loạt cải cách pháp luật được tiến hành. Nhà vua cố gắng pháp điển hoá và




    * Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội



    thống nhất các tập quán pháp luật nhằm xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất cho nước Anh nhưng mọi sự cố gắng của nhà vua đều không đạt được.
    Năm 1066, cùng với việc chinh phục nước Anh của người Normand (phía Bắc nước Pháp) hệ thống pháp luật án lệ bắt đầu được hình thành. Trước khi người Normand thống trị, các vụ án hình sự hoặc các tranh chấp dân sự thông thường do các toà địa hạt (county court) hoặc các toà một trăm (hundred court) xét xử theo luật tập quán địa phương. Sau khi người Normand đô hộ, các toà án này dần được thay thế bởi các toà án lãnh chúa phong kiến kiểu mới (courts baron, courts leet, manorial courts) nhưng cũng là những toà án áp dụng tập quán địa phương để xét xử. Việc cai trị nước Anh đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật thống nhất. Đòi hỏi này đã được giải quyết bởi hệ thống án lệ do các toà án hoàng gia tạo nên. Lúc đầu, thẩm quyền của toà án hoàng gia không lớn vì phần lớn các vụ việc vẫn do các toà án địa hạt và các toà lãnh chúa xét xử, toà án hoàng gia chỉ thực hiện quyền “công lí tối cao” và chỉ trực tiếp xét xử các vụ việc liên quan đến lợi ích hoàng gia và an ninh quốc gia. Dần dần uy tín của các toà án hoàng gia ngày càng lớn vì chỉ có toà án hoàng gia mới có thể đảm bảo sự có mặt của nhân chứng và việc thi hành những phán quyết của toà. Hơn thế nữa, chỉ có nhà vua và nhà thờ mới có thể bắt buộc thần dân của mình tuyên thệ trước toà được. Các vị hoàng đế nước Anh đã giao cho đội ngũ thẩm phán lưu động nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến quyền lợi hoàng gia,



    các vụ án hình sự liên quan đến an ninh của vương triều và đồng thời cho phép các bên tranh chấp được quyền khiếu kiện lên các thẩm phán hoàng gia theo thủ tục đặc biệt.
    Số lượng đơn khiếu kiện của thần dân lên toà án hoàng gia ngày càng gia tăng. Các thẩm phán hoàng gia đã từng bước lập nên hệ thống án lệ áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ nước Anh và được gọi là common law theo nghĩa là luật chung cho toàn bộ nước Anh. Thẩm quyền của toà án hoàng gia ngày càng được mở rộng bởi các nguồn thu nhập mà hoạt động xét xử mang lại đồng thời bởi hoàng đế muốn mở rộng thẩm
    quyền xét xử của mình trong vương quốc.(2)
    Do những nguyên nhân này mà các toà án hoàng gia đã lấn át các toà án khác và đến cuối thời Trung cổ trở thành cơ quan xét xử hầu như duy nhất ở Anh. Các toà án lãnh chúa và toà án một trăm đã đánh mất vai trò của mình, các toà thương mại có rất ít vụ việc, còn các toà giáo hội chỉ xem xét các vụ án liên quan đến hôn nhân hoặc các hành vi liên quan đến giới tăng lữ.
    1.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng án lệ
    Tư tưởng cơ bản của việc áp dụng án lệ là nếu một vụ án được xét xử một cách khách quan đưa lại công bằng, công lí trong xã hội thì nó có thể được coi là những bản án mẫu mực để áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau. Khi áp dụng án lệ, thẩm phán phải phân tích kĩ các bản án. Phần phán quyết (judgement) không được coi là án lệ, bởi vì phần này chỉ liên quan đến từng trường hợp cụ thể. Chỉ có phần gọi là ratio decidendi trong lập luận (speech) làm căn cứ cần thiết



    cho phán quyết mới được coi là phần bắt buộc áp dụng. Thông thường, lập luận ra phán quyết trong một bản án bao gồm hai phần: Ratio decidendi và obiter dictum. Ratio decidendi là phần lập luận cần thiết cho phán quyết còn obiter dictum là phần phụ không nhất thiết phải có, phần này không nhất thiết phải áp dụng trong tương lai khi các thẩm phán gặp một vụ án tương tự.
    Ngoài những nguyên tắc chung trên đây,
    ở Anh có 3 nguyên tắc áp dụng án lệ:
    1. Các quyết định của Thượng nghị viện (House of Lords) là án lệ bắt buộc đối với tất cả các toà án ngoại trừ Thượng nghị viện (trước năm 1966 án lệ của Thượng nghị viện có giá trị bắt buộc cả đối với Thượng nghị viện).
    2. Các quyết định của toà phúc thẩm (court of appeal) là án lệ bắt buộc đối với tất cả các toà án cấp dưới thuộc quyền phúc thẩm của toà án này. Trừ các bản án hình sự, còn các án lệ khác của toà phúc thẩm có giá trị bắt buộc ngay cả với bản thân nó.
    3. Các quyết định của toà án cấp cao (high court of justice) là án lệ bắt buộc đối với các toà án cùng cấp và các toà án cấp dưới.
    Các nguyên tắc áp dụng tiền lệ được hình thành từ đầu thế kỉ XIX khi hệ thống toà án đã được tổ chức thành một hệ thống có thứ bậc rõ ràng và có cơ chế công bố công khai các phán quyết của toà án. Ở Anh, các án lệ được công bố trong các tuyển tập án lệ: Law reports; Weekly law reports; All England law reports. Ở Mĩ án lệ được đăng trong các tuyển tập: Restatements of the law của Viện luật Hoa Kì (American law Institute). Tuyển tập này là một tập hợp án lệ trên nhiều lĩnh vực như xung đột pháp luật (conflict of law), bồi



    thường thiệt hại (restitution), đại lí (agency), uỷ thác (trust), trách nhiệm ngoài hợp đồng (torts), quyền sở hữu (property), bảo hiểm xã hội (social security)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...