Thạc Sĩ Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ thuộc đồng bằng Bắc bộ, được tách ra từ tỉnh Hà Bắc
    cũ với diện tích tự nhiên: 803,9 km2, dân số: 998.300 người.
    Sau những năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh cùng với cả nước bước vào quá trình đẩy
    nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 2000 đến nay, kinh tế tăng trưởng với nhịp
    độ cao, tương đối toàn diện, cơ cấu chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực trong từng khu
    vực, từng địa phương và các thành phần kinh tế. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình
    quân hàng năm 13,9%, tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp xây dựng tăng nhanh từ
    25,6% năm 2000 lên 47,2% năm 2005, khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 38% xuống
    còn 25% năm 2005. Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn còn mang nặng dấu ấn của một tỉnh nông
    nghiệp, lao động nông nghiệp ở nông thôn Bắc Ninh hiện nay vẫn đang chiếm 82,71%
    lao động xã hội và một trong những thách thức lớn nhất trong khu vực này là tình trạng
    thất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động đang có xu hướng gia tăng. Điều đó, trong
    chừng mực nhất định đang cản trở bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17
    (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
    nghiệp và nông thôn, tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản
    xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đổi mới quan hệ sản xuất, phát huy mạnh mẽ các
    nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới" [53].
    Để thực hiện chủ trương trên, một trong những vấn đề quan trọng là phát triển và
    sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực - nhân tố quan trọng nhất
    cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
    nông thôn Bắc Ninh nói riêng. Với những lý do đó, tác giả chọn vấn đề "Nguồn nhân lực
    trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc
    Ninh" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều công
    trình khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Kết quả
    nghiên cứu của các công trình này là:
    + Làm rõ quan niệm, nội dung và biện pháp để công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nông nghiệp, nông thôn.
    + Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở các vùng
    khác nhau trong nước.
    + Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nông nghiệp, nông thôn ở nước ta nói chung.
    Các công trình tiêu biểu mà tác giả được biết:
    - Nguyễn Văn Bích: "Đổi mới và phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo
    hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.
    - Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng (chủ biên): "Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nông nghiệp, nông thôn Việt Nam", Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998.
    - GS.TS Nguyễn Đình Phan, GS.TS Trần Minh Đạo và TS Nguyễn Văn Phúc
    (đồng chủ biên): "Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
    nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
    Vấn đề con người - nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung
    và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã có nhiều tác giả
    nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Một số công trình, tác phẩm nghiên cứu mà tác giả
    được biết đó là:
    - Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ của Trần
    Kim Hải.
    - Vai trò Nhà nước trong tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quý Tình.
    - Đề án chiến lược về lao động và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và
    nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1999 - 2020) của Bộ Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn, 1999.
    - Chương trình khoa học cấp nhà nước KX 04-04(1995): "Luận cứ khoa học cho
    giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần".
    - PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc "Vấn đề giải quyết việc làm và dạy nghề cho nông
    dân", Tạp chí Con số và Sự kiện, 8/1999.
    - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh,
    Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Kim Long, 2005.
    - TS Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (chủ biên): "Về chính sách giải
    quyết việc làm ở Việt Nam" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
    Các công trình trên được các tác giả nghiên cứu ở tầm vĩ mô trong phạm vi cả
    nước hoặc từng vùng tiêu biểu. Tuy nhiên, một đề tài riêng về nguồn nhân lực cho công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh thì còn ít tác giả nghiên
    cứu một cách tổng thể dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài luận văn này là cần
    thiết và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn đối với tỉnh Bắc Ninh.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục tiêu:
    Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp chủ yếu
    nhằm phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thúc đẩy nhanh quá trình công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
    * Nhiệm vụ:
    Để thực hiện mục tiêu trên luận văn có nhiệm vụ:
    - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
    nông thôn; về nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nông nghiệp, nông thôn đối với nguồn nhân lực.
    - Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh.
    - Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp
    ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài luận văn thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, nên việc nghiên cứu đối
    tượng này được tiến hành dưới góc độ:
    + Coi nguồn nhân lực là một trong số các nguồn lực sản xuất. Sử dụng nguồn
    nhân lực được xem xét và phân tích trong mối quan hệ ràng buộc với các yếu tố khác
    trong quá trình sản xuất, đó là: Đất đai, vốn, tài nguyên, thị trường, công nghệ và các
    nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn.
    + Xem xét mối quan hệ tương tác giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    với vấn đề sử dụng lao động và tạo việc làm cho người lao động.
    + Mốc thời gian để lấy số liệu, tư liệu minh họa chủ yếu từ năm 2000 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí
    Minh; đường lối, quan điểm, những tổng kết kinh nghiệm của Đảng và chính sách, pháp
    luật của Nhà nước; kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung
    gần gũi với đề tài.
    - Về phương pháp nghiên cứu: vận dụng phương pháp chung của kinh tế chính trị
    như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, kết hợp lý luận với
    thực tiễn; đồng thời khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa vấn đề,
    rút ra kết luận.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, hoạch định chính sách,
    chỉ đạo thực tiễn, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
    nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh, đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
    công tác giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...