Tiến Sĩ Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015


    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9
    1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan
    đến nguồn nhân lực phi công 9
    1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến
    nguồn nhân lực phi công 24
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN
    NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG TRONG
    HỘI NHẬP QUỐC TẾ 27
    2.1. Khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực phi công 27
    2.2. Vai trò của nguồn nhân lực phi công và các nhân tố ảnh hưởng đến phát
    triển nguồn nhân lực phi công trong hội nhập quốc tế 38
    2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phi công của một số quốc
    gia, vùng lãnh thổ và bài học cho ngành hàng không Việt Nam 51
    Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA
    NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 59
    3.1. Khái quát chung về ngành hàng không Việt Nam 59
    3.2. Thực trạng nguồn nhân lực phi công trong ngành hàng không Việt
    Nam giai đoạn 2007- 2014 71
    3.3. Đánh giá chung về nguồn nhân lực phi công của ngành hàng
    không Việt Nam 101
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
    NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG
    VIỆT NAM
    110
    4.1. Phương hướng 110
    4.2. Giải pháp 113
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới, phấn
    đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
    đại. Để đạt được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương giải
    pháp; trong đó có giải pháp hết sức quan trọng là xây dựng hệ thống kết cấu hạ
    tầng kỹ thuật đồng bộ về giao thông vận tải. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
    khẳng định: xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba khâu đột phá
    chiến lược giai đoạn 2011 - 2020. Những quốc gia phát triển và có trình độ khoa
    học - công nghệ cao hơn nước ta đã chứng minh muốn làm giàu trước tiên phải
    làm đường. Đường được hiểu là ngành giao thông vận tải nói chung với tất cả
    các phương thức vận tải, giao thông như: đường thủy, đường biển, dường sắt,
    đường bộ, đường không . Cùng với sự phát triển của những phương thức vận
    tải khác, đường hàng không với những ưu thế của mình đang ngày càng chiếm
    giữ vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cũng như quá trình mở
    cửa hội nhập với khu vực và thế giới.
    Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và
    đầu tư phát triển ngành hàng không với qui mô ngày càng lớn. Nhờ đó, ngành
    hàng không dân dụng nước ta đã phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu to
    lớn. Tính đến năm 2015 Việt Nam đã có 4 hãng hàng không là Vietnam
    Airlines, Jestar Pacific Airlines, VASCO, VietJet Air (Air Mekong và
    Indochine airlines đã dừng hoạt động) với đội máy bay trên 100 chiếc các
    loại, trong đó có nhiều chủng loại hiện đại nhất như Airbus A350, Boeing
    B787-9. Ngành hàng không đang khai thác 20 cảng hàng không 45 đường bay
    quốc tế, 40 đường bay nội địa. Trong giai đoạn 2010-2014, ngành hàng không
    dân dụng Việt Nam đã vận chuyển được trên 105 triệu lượt khách, quốc tế và
    nội địa, 2,2 triệu tấn hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt
    15%/năm về vận chuyển hành khách và 12%/năm về vận tải hàng hóa [68].
    Những thành tựu mà ngành hàng không Việt Nam đạt được kể trên đã
    đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, những yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn
    phát triển mới của đất nước trong bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa và hòa nhập ngày càng sâu rộng hơn vào các quan hệ kinh tế
    - chính trị- xã hội thế giới, đang đòi hỏi ngành hàng không Việt Nam phải có
    những bước đi nhanh, mạnh và vững chắc hơn.
    Để phát triển ngành hàng không nước ta theo hướng hiện đại có khả
    năng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa an toàn
    thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả cần phải có những điều kiện cần thiết
    như hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ về sân bay, cảng hàng không, cung cấp
    dịch vụ không lưu, đội máy bay hiện đại và đặc biệt là nguồn nhân lực nói
    chung và phi công nói riêng phù hợp. Là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù,
    với nền tảng kỹ thuật công nghệ hiện đại và yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an
    toàn, an ninh nên nguồn nhân lực phi công phù hợp trong ngành hàng không
    phải được xây dựng và phát triển cả về thể lực, trí lực, có phẩm chất đạo đức
    nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao.
    Trong những năm qua, nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không
    luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và đầu tư với quy mô ngày càng lớn của
    Nhà nước, các hãng hàng không và của toàn xã hội đã không ngừng phát triển
    cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu; góp phần tích cực vào những thành tựu
    chung của toàn ngành hàng không. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ trong
    giai đoạn mới, nhân lực của ngành vẫn còn nhiều bất cập như chưa đủ về số
    lượng, chất lượng và cơ cấu còn bất hợp lý, đặc biệt còn tới 43% phi công của
    các hãng hàng không quốc tịch Việt Nam vẫn đang phải thuê nước ngoài,



    trình độ nguồn nhân lực phi công còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh
    hội nhập quốc tế ngày càng rộng và sâu.
    Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu vận tải hàng không tăng nhanh trong
    giai đoạn tới, bên cạnh các hãng hàng không quen thuộc trên thị trường và sẽ
    có nhiều hãng mới ra đời gấp rút tăng quy mô đầu tư đội máy bay và tương
    ứng với sự tăng trưởng cung ứng tải là nhu cầu về phi công. Khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, và tiểu vùng gồm bốn quốc gia: Campuchia, Laos,
    Myanmar và Việt Nam (KLMV) trong vài ba thập kỷ tới vẫn sẽ luôn trong
    trạng thái khan hiếm phi công, do vậy trên thị trường sức lao động người lái
    máy bay thường xuyên có tình trạng cầu > cung, và tất nhiên phi công có lợi
    thế hơn để gây sức ép đối với hãng hàng không. Các quy luật kinh tế thị
    trường, đặc biệt là quy luật cung - cầu sẽ quy định và chi phối vị thế của mỗi
    bên trong quá trình đàm phán (phi công và hãng hàng không)
    Nếu không đề cập đến các yếu tố phá hoại, bị kích động hoặc “kẻ giấu
    mặt” đưa thông tin sai lệch để gây rối, thì vấn đề chỉ còn là ở chỗ quan hệ lao
    động mà cụ thể là tiền công, tiền lương cùng các đòi hỏi vật chất khác (chủ
    yếu đối với phi công) chưa thật sự hợp lý.
    Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng bộ phận phi công của hãng hàng
    không quốc gia - Vietnam Airlines đồng loạt báo ốm (đợt Tết Dương lịch năm
    2015 có 117 phi công báo ốm, tăng đột ngột so với bình thường khoảng trên
    dưới 10 trường hợp) góp phần gây nên tình trạng chậm hủy chuyến qui mô khá
    lớn, làm ùn tắc nhất thời giao thông đường không, cản trở tốc độ lưu thông của
    nền kinh tế và khó khăn nhất định tới các hoạt động chính trị, xã hội. Tuy sự
    kiện này đã được các cấp, các ngành và đặc biệt là lãnh đạo của Vietnam
    Airlines áp dụng nhiều giải pháp phù hợp, thỏa đáng do đó tình hình đã trở lại
    bình thường, nhưng đó cũng là tín hiệu phản ánh cơ chế và phương thức giải
    quyết mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động- hãng hàng không và
    người cung ứng lao động lái bay, tức là phi công có vấn đề. Bản chất của hiện
    tượng là gì và như thế nào cần phải nghiên cứu để kết luận chính xác trên cơ sở
    đó đề ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm thiết lập vững chắc sự bình
    ổn và phát triển đúng định hướng thị trường người lái bay- phi công ở nước ta.
    Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp đối với nguồn nhân lực phi
    công phục vụ sự phát triển của ngành hàng không nước nhà trong thời gian tới
    đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề
    “Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội
    nhập quốc tế” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
     
Đang tải...