Tiểu Luận Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các nước trên thế giới đã cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hayami và Godo (2005) cho rằng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu là dựa vào tích luỹ vốn vật chất. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn sau sẽ chủ yếu dựa trên cải tiến công nghệ và phát triển vốn con người hay vốn nhân lực. Trên thực tế, sự hồi phục nhanh chóng của Tây Âu cùng với Kế hoạch Marshall thời hậu chiến, sự phát triển thần kỳ của nhiều nước ở khu vực Đông Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nhiều nước công nghiệp mới, các nước ASEAN và Trung Quốc đều phần lớn nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng cao. Không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực có chất lượng cao còn có ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, đói nghèo, các vấn đề về môi trường, và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì nguồn nhân lực đóng vai trò ngày càng quan trọng. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất (Nguyễn Trọng Chuẩn, 2003), là một yếu tố then chốt nhằm phát triển kinh tế bền vững.

    Nhận thấy tính thực tế và tầm quan trọng của vấn đề đối với nền kinh tế nước nhà, nhóm chúng em xin được trình bày đề tài: “Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp” để phần nào bày tỏ quan điểm của mình, đồng thời xin được đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần giải quyết thực trạng này tại đất nước ta. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót ngoài ý muốn, rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của giáo viên hướng dẫn.
    MỤC LỤC
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
    B. GIẢI QUYỂT VẤN ĐỀ 4
    I. CÁC KHÁI NIỆM . 4
    1. Nguồn nhân lực chất lượng cao. 4
    1.1 Khái niệm “nguồn nhân lực”. 4
    1.2 Khái niệm “nguồn nhân lực chất lượng cao”. 4
    2. Chính sách đãi ngộ nhân lực. 5
    2.1 Khái niệm đãi ngộ nhân lực. 5
    2.2 Vai trò của đãi ngộ nhân lực. 5
    2.3 Các hình thức đãi ngộ. 5
    2.4 Một số chính sách đãi ngộ nhân sự chủ yếu. 6
    3. Hiện tượng “chảy máu chất xám”. 6
    3.1 Khái niệm “chảy máu chất xám”. 6
    3.2 “Chảy máu chất xám” ở Châu Âu. 7
    3.3 “Chảy máu chất xám” ở Châu Á 7
    II. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
    1. Tiềm năng nguồn nhân lực ở Việt Nam 8
    1.1 Nguồn nhân lực từ nông dân. 8
    1.2 Nguồn nhân lực từ công nhân. 8
    1.3 Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức. 9
    2. Thực trạng đáng báo động của nguồn nhân lực ở Việt Nam 10
    III. GIẢI THÍCH NGUYÊN NHÂN 12
    1. Từ phía nguồn lao động. 12
    1.1 Vấn đề trong việc chọn trường. 12
    1.2 Định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng. 12
    2. Từ phía chính sách nhà nước. 12
    2.1 Chính sách về giáo dục. 12
    2.2 Cơ chế trọng dụng, chính sách tiền lương và những điều kiện ràng buộc khác. 13
    3. Điều kiện, môi trường làm việc. 14
    3.1 Cơ sở hạ tầng. 14
    3.2 Vấn đề người lãnh đạo không đủ năng lực và đạo đức. 15
    3.3 Cơ hội phát triển cho một số ngành nghề ở Việt Nam là không nhiều. 16
    IV. GIẢI PHÁP. 18
    1. Từ phía Nhà nước. 18
    2. Từ phía doanh nghiệp. 22
    3. Từ phía người lao động. 25
    C. KẾT LUẬN 27
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
    DANH SÁCH NHÓM . 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...