Thạc Sĩ Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
    1.1. Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài ở nước ngoài 7
    1.2. Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài ở Lào 18
    1.3. Đánh giá kết quả công trình khoa học đã nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 21
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 23
    2.1. Cơ sở lý luận chung về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội 23
    2.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 50
    2.3. Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và bài học kinh nghiệm cho Thủ đô Viêng Chăn 61
    Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN GIAI ĐOẠN 2006 - 2013 79
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn 79
    3.2. Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn 87
    3.3. Đánh giá chung 115
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN ĐẾN NĂM 2020 126
    4.1. Phương hướng chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn 126
    4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn 135
    KẾT LUẬN 158
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chủ nghĩa Mác - Lênin đặt con người ở vị trí cao nhất, nguồn tài sản quý giá của sự phát triển. Xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người mới phát triển toàn diện về phẩm chất, trí tuệ, văn hoá, năng lực, thể lực, sống bình đẳng, tự do, ấm no và hạnh phúc là động lực to lớn cho sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc.
    Ngày nay khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hoá và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra của cải vật chất với hiệu quả cao. Với sự ra đời của các ngành khoa học và công nghệ cao, sản xuất hiện đại, việc sử dụng lao động trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao phổ biến hơn. Nguồn lực con người thực sự là yếu tố lâu bền, chủ yếu nhất, nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia và toàn nhân loại.
    Các dân tộc Lào vốn có truyền thống đoàn kết, nhân ái, cần cù lao động. Trong quá trình đổi mới, Đảng nhân dân cách mạng Lào quan tâm nhiều hơn đến con người trên các mặt nâng cao dân trí, văn hoá và thu nhập, khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ . Đời sống vật chất, văn hoá của phần lớn nhân dân được cải thiện.
    Tuy nhiên, do trải qua nhiều năm chiến tranh, điểm xuất phát thấp về kinh tế, mức sống của nhân dân còn thấp và còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn; chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp; trình độ văn hoá, dân trí và các chỉ số phát triển con người còn thấp; việc làm đang là vấn đề gay gắt. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn về vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển đất nước. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào xác định: "Phải coi nguồn lực con người là yếu tố quyết định, ưu tiên hàng đầu của sự phát triển ., Phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội" [135].
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định rõ hơn, coi đây là khâu đột phá: "Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt về mặt xây dựng và bồi dưỡng trình độ của cán bộ cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển" [136]. Trong đó, phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đầu tư cho giáo dục - đào tạo và y tế; sử dụng hiệu quả kinh tế tri thức, đặc biệt là nhân tài; đào tạo lực lượng lao động và chuyên môn hoá, đào tạo các nhà kinh doanh, nhà quản lý, . để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao về trí thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm chủ khoa học - công nghệ trong sự phát triển. Nguồn nhân lực trở thành một trong những yếu tố then chốt, có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
    Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm kinh tế - chính trị, khoa học kỹ thuật và văn hoá - xã hội của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Viêng Chăn có nhiều lợi thế thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, sau hơn 25 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Đảng bộ, Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn đã có nhận thức rõ hơn; đề ra nhiều chủ trương mới khuyến khích đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hơn nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô.
    Tuy nhiên, cho đến nay đời sống của nhân dân lao động các dân tộc Lào anh em còn rất khó khăn, do đó quá trình phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô Viêng Chăn còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô và của đất nước Lào nói chung có số lượng ít, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay.
    Trong bối cảnh khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục phát triển nhảy vọt với trình độ ngày càng cao, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Lào đang được đẩy mạnh; để xây dựng và phát triển Thủ đô Viêng Chăn xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của cả nước; có kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng cao, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh củng cố phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô Viêng Chăn đặt ra hết sức nặng nề.
    Với các lý do nêu trên luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài "Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn" được tác giả nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá, có những giải pháp hữu hiệu, tạo sự chuyển biến về chất đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận án được nghiên cứu, nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá thực trạng làm rõ cơ sở thực tiễn nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013; đề xuất một số giải pháp chủ yếu, kiến nghị nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án tập trung vào làm rõ các nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương ở Việt Nam;
    - Trình bày thực trạng, phân tích, đánh giá thực tiễn nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.
    - Kiến nghị về tổ chức thực hiện các giải pháp, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...