Luận Văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 15/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
    và lãnh đạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020
    đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
    Để thực hiện mục tiêu trên, con người là một nhân tố hàng đầu, nhân tố
    quan trọng nhất, quyết định nhất; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
    của cách mạng nói chung và của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
    nước nói riêng.
    Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa đất nước, đòi hỏi bức xúc nhu cầu nguồn nhân lực - một lực lượng đông
    đảo có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất
    đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường trong xu
    thế cạnh tranh và hội nhập.
    Nguồn nhân lực Thanh Hóa nói chung và của các huyện miền núi của
    tỉnh nói riêng đang có nhiều bất cập. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa nông nghiệp nông thôn, hiện tại nguồn nhân lực của Thanh Hóa, đặc
    biệt là của khu vực miền núi đang ở trong tình trạng thừa lao động thủ công,
    lao động không có chuyên môn kỹ thuật, nhưng lại thiếu lao động có trình độ
    tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu nghiêm trọng thợ kỹ thuật trong tất cả các
    ngành, nghề và trong các thành phần kinh tế. Một trong những nguyên nhân
    chính là đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng được cả về số
    lượng, chất lượng nguồn lao động; chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền
    kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ mặc dù những
    năm qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng trong công tác đào tạo,
    phát triển nguồn nhân lực thông qua rất nhiều chương trình ở nhiều cấp độ
    khác nhau.
    Đối với khu vực miền núi Thanh Hóa, lao động nông thôn chiếm tới
    80% lực lượng lao động xã hội nhưng còn bất cập nhiều mặt, nhất là về cơ
    cấu và trình độ tay nghề. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng
    này trở nên cấp bách nhằm nâng cao trình độ tay nghề, bổ sung thêm kiến
    thức mới về khoa học kỹ thuật, giúp họ có được việc làm, nâng cao năng suất
    lao động, cải thiện cuộc sống, góp phần xãa đói giảm nghèo một cách bền
    vững.
    Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được coi là
    yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng lao động góp phần đáng kể để nâng cao
    năng lực cạnh tranh, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước là xãa
    đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nông thôn, trong đó có nông nghiệp, nông thôn miền núi và chủ
    trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    Nhận thức được vai trò quan trọng đó, để khu vực miền núi Thanh Hóa
    có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
    sống, tôi chọn vấn đề: “Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các
    huyện miền núi tỉnh Thanh Húa” làm đề tài luận văn Thạc sỹ kinh tế,
    chuyên ngành Kinh tế chính trị. Tác giả mong muốn vấn đề nghiên cứu được
    hoàn thiện và có tính khả thi cao không những đối với phát triển kinh tế - xã
    hội miền núi của tỉnh Thanh Hóa mà còn là của các huyện miền núi thuộc khu
    vực Tây Bắc.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Vấn đề nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền
    núi tỉnh Thanh Hóa chưa có một công trình nào nghiên cứu độc lập. Tuy vậy,
    cũng có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này như:
    - Bùi Sỹ Lợi: “Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hóa đến năm
    2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nhà xuất bản Chính trị
    quốc gia, HN 2002.
    - Phạm Yên Trường “Đào tạo công nhân kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa
    đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận văn Thạc sỹ
    kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội (2006).
    Các công trình trên đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với
    nguồn nhân lực như đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước,
    hoặc trong phạm vi cả tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, chưa có một công trình
    nào nghiên cứu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của các
    huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy đề tài này là rất cần thiết và có ý
    nghĩa lý luận, thực tiễn đối với các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa trong
    chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.
    3. Mục đích của luận văn
    3.1. Mục đích
    Làm rõ một số vấn đề về lý luận nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế -xã hội để làm cơ sở phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp về
    nguồn nhân lực ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa nhằm phát triển kinh tế
    - xã hội theo 5 chương trình phát triển lớn mà Đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ
    Thanh Hóa lần thứ XVI đã đề ra.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế
    - xã hội và sự cần thiết của chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu
    phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và của các huyện miền
    núi của tỉnh nói riêng.
    - Phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của các huyện miền núi
    Thanh Hóa hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực thông
    qua đào tạo nghề cho người lao động để phát triển kinh tế - xã hội các huyện
    miền núi tỉnh Thanh Hóa.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu các quan hệ kinh tế liên quan đến phát triển nguồn nhân lực
    thông qua đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi
    Thanh Hóa.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Nguồn nhân lực bao hàm rất nhiều nội dung, luận văn
    chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động của 11
    huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa để nhằm phát triển nguồn nhân lực nói chung
    và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp đáp
    ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi của tỉnh.
    - Về thời gian: Từ năm 2003 đến 2007.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
    quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
    nghĩa Việt nam về đào tạo nghề cho người lao động.
    - Sử dụng phương pháp biện chứng mác xít, kết hợp lôgíc và lịch sử,
    kết hợp lý luận với thực tiễn; đồng thời khảo sát thực tế, thống kê, phân tích
    tổng hợp, so sánh, chuyên gia
    6. Đóng góp của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho việc hoạch
    định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn về đào tạo phát triển nguồn
    nhân lực thông qua đào tạo nghề trong giai đo ạn hiện nay ở các huyện miền
    núi tỉnh Thanh Hóa, cũng như các huyện của các tỉnh khác thuộc vùng Tây
    Bắc nước ta.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được chia làm 3 chương, 7 tiết.
    Chương 1
    Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội .
    Chương 2
    Thực trạng nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hiện nay
    Chương 3
    Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
    các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa
     
Đang tải...