Luận Văn Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương không chỉ dùa vào nguồn vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ, tài nguyên mà còn dùa vào nguồn nhân lực. Nguồn lực con người là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển sản xuất xã hội nhất là trong quá trình hiện nay nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hà Nội với tư cách là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước nên việc phát triển của Hà Nội về mọi mặt có ý nghĩa vô cùng quan trong trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thành phố Hà Nội có nhiều ưu thế so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, bưu chính viễn thông phát triển, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty thuộc tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề phát triển đa dạng phong phú và đặc biệt là ưu thế về nguồn nhân lực, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và khoa học công nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước, đây chính là lợi thế lớn của Thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô. Song cũng còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu.
    Để thực hiện mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, thì vấn đề nguồn nhân lực cho phát triển ngành công nghiệp cả nước nói chung và cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng là hết sức cần thiết.
    Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào: về quy mô, chất lượng, nguồn cung cấp, sự phân bố, vấn đề đào tạo bồi dưỡng và phát triển . Đó là một loạt vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển công nghiệp Hà Nội hiện nay, vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Cho tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực như:
    - Vương Quốc Được, Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999.
    - Trần Văn Nga, Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá qua thực tiễn Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999.
    - Trần Kim Hải, Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999.
    - Lê Văn Kỳ, Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004.
    - Lê thị Ngân, Nâng cao chÊt lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005.
    Riêng UBND thành phố Hà Nội và Sở Kế hoạch Đầu tư cũng đã tổ chức cuộc hội thảo (năm 1999) về vấn đề “Nguồn nhân lực với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô” trong dự án “Điều tra và kiến nghị các chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội”.
    Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp ở thành phố Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...