Tiến Sĩ Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
    Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức


    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
    2.1 Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
    2.1.1 Nguồn nhân lực và đặc thù của nguồn nhân l ực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
    2.1.2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và yêu cầu của nguồn nhân lực
    2.2 Tính quy luật trong dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
    2.2.1 Các yếu tố tác động đến xu hướng dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
    2.2.2 Xu hướng và tính quy luật trong dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
    2.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số tỉnh trong nước về phát triển nguồn nhân lực
    2.3.1 Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực ở một số quốc gia Đông Á 51
    2.3.2 Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của một số tỉnh ở Việt Nam 59
    2.3.3 Những bài học rút ra đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 64


    Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THỪA THIÊN HUẾ 67
    3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến hình thành và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 67
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 67
    3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 69
    3.1.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 71
    3.2 Thực trạng phát triển và dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 73
    3.2.1 Thực trạng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoa, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa
    Thiên Huế 73
    3.2.2 Thực trạng dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa
    Thiên Huế 88
    3.2.3 Thực trạng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 100
    3.3 Đánh giá chung về nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 105
    3.3.1 Những lợi thế, ưu điểm trong phát triển và dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 105
    3.3.2 Những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề đặt ra trong phát triển và dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực cho công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 107


    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
    117
    4.1 Quan điểm và dự báo về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 117
    4.1.1 Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. 117
    4.1.2 Những quan điểm cơ bản trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 119
    4.2 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 125
    4.2.1 Nhóm các giải pháp tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 125
    4.2.2 Nhóm các giải pháp trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
    ở tỉnh Thừa Thiên Huế 131
    4.2.3 Nhóm các giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri
    thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế 147
    KẾT LUẬN 155
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Lý luận và thực tiễn đều khẳng định vai trò quyết định của nguồn nhân lực (NNL), nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nói riêng. Thực tế, những quốc gia, địa phương nào quan tâm, đào tạo, sử dụng hợp lý và có hiệu quả NNL đều dẫn đến thành công. Sự hồi phục nhanh chóng của nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ II hay sự phát triển thần kỳ của các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore . là những minh chứng rõ ràng cho nhận định trên.
    NNL giữ vai trò quyết định, song ở những trình độ phát triển khác nhau lại đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với NNL. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (KH - CN) phát triển như vũ bão và xu t hế toàn cầu hoá (TCH) kinh tế thúc đẩy sự lan toả nhanh của kinh tế tri thức (KTTTh), Việt Nam không thể thực hiện CNH, HĐH theo con đường “truyền thống”, mà phải “đi tắt, đón đầu”, tức là CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định “Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) gắn với phát triển KTTTh”[43; 87]. Để thực hiện được mục
    tiêu trên, trong Chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2020 Đảng ta xác định có ba khâu đột phá và một trong ba khâu đột phá đó là phát triển nhanh NNL, đặc biệt là NNLCLC.
    Thừa Thiên Huế là một tỉnh của miền Trung có điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, các nguồn lực để phát triển KT - XH hạn chế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển NNL, NNLCLC đối với sự tăng trưởng và phát triển KT - XH, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng Đề án 02/TU/2008 về đào tạo tiến sỹ (TS),thạc sỹ (Ths) tại cơ sở nước ngoài; Đề án 03/TU/2008 về đào tạo cán bộ cơ sở chủ chốt xã, phường, thị trấn theo chức danh; Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) đến năm 2015 và định hướng đến 2020; Đề án phát triển dạy nghề giai 2
    đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020 . Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được đội ngũ NNL không chỉ đông về số lượng, đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, mà còn đảm bảo về mặt chất lượng. Trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi lao động (LĐ) có sự chuyển biến tích cực: tỷ lệ LĐ biết chữ năm 2005 là 83% đến năm 2010 tăng lên 93,5%; tỷ lệ LĐ có trình độ học vấn từ trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao, năm 2001 chiếm 33,6% đến năm 2010 chiếm 49,5%. Cùng với trình độ học vấn của người LĐ được nâng lên, xu hướng tri thức hoá để hình thành NNLCLC ngày càng rõ nét: năm 2010 số người có trình độ trên đại học (ĐH) là 2.024 người, 41.744 người có trình độ ĐH, 13.505 người có trình độ cao đẳng (CĐ), 34.198 người có trình độ trung cấp (TC), công nhân kỹ thuật (CNKT), sơ cấp (SC) là 202.860 người, 148 giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS), 106 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú, 15 thầy thuốc nhân dân và thầy thuốc ưu tú, 16 nghệ sỹ ưu tú. Ngoài ra, năng lực, khả năng sáng tạo, biết vận dụng những tri thức, kỹ năng được đào tạo vào nghiên cứu khoa học, giảng dạy, lãnh đạo, quản lý, LĐ sản xuất, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng được nâng lên: năm 2006 đã có 98 nhà nghiên cứu khoa học được tặng giải thưởng cố đô về KH - CN; giai đoạn 2003 - 2008 có 13.100 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng tạo của công nhân viên chức được ứng dụng . Tuy nhiên, NNL của tỉnh còn chưa tương xứng với yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh. Những biểu hiện chủ yếu: 1) LĐ từ 15 tuổi trở lên không có trình độ CMKT chiếm tỷ lệ khá cao (năm 2009 là 87,4%), số LĐ có trình độ CMKT chỉ chiếm 12,6% ; 2) Các bậc đào tạo chậm chuyển biến; 3) Cơ cấu đào tạo trình độ giữa các cấp nghề có sự bất cập: SC nghề và tương đương chiếm hơn 84%; trong khi TC nghề và tương đương chỉ 14%, còn CĐ nghề lại quá ít, chỉ có 1,79%; 4) Đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn hiện rất hạnchế về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiện hơn 50% cán bộ xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn . Vấn đề đặt ra, để tiếp thu, ứng dụng những thành tựu tri thức của nhân loại, sáng tạo ra tri thức mới và thực hiện Kết luận 48/KL - TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, đòi hỏi tỉnh cần tập trung phát triển NNL, NNLCLC. Đây là thách thức lớn đối với Thừa Thiên Huế - một tỉnh mà phần đông dân cư sống bằng nghề nông với trình độ sản xuất còn lạc hậu, LĐ phổ thông, giản đơn là chủ yếu. Do đó, phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh cần được nghiên cứu sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn để có sự thống nhất trong nhận thức, cũng như cách thức thực hiện. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, luận án phân tích, đánh giá thực trạng NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
     
Đang tải...