Luận Văn Nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Kon Tum

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Giáo dục chính trị
    Trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: .doc


    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 30
    Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, vấn đề nguồn lực phát triển của một quốc gia, dân tộc đang được đặc biệt chú ý nghiên cứu. Xác định được các nguồn lực là điều hết sức quan trọng, đảm bảo khả năng thực thi của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Dựa vào các tiêu chí khác nhau người ta phân loại các nguồn lực: Nguồn lực vật chất bao gồm con người, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, vốn .; nguồn lực tinh thần bao gồm các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, trình độ nhận thức, sự hiểu biết, tập quán sinh hoạt tình cảm, tâm lý, tư tưởng, chủ trương, chính sách . Các nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tham gia vào quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội, nhưng mức độ tác động và vai trò của chúng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội không giống nhau. Trong tất cả các nguồn lực thì nguồn lực con người là quan trọng nhất vì nó tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi vì phải thông qua hoạt động con người thì các nguồn lực khác mới có thể phát huy được tác dụng mới có thể biến tiềm năng thành hiện thực. Chính con người phát hiện và sáng tạo ra những nguồn lực mới phát triển và phát huy nguồn lực tinh thần và sử dụng nó để phục vụ con người. Nói đến nguồn lực con người tức là nói đến những gì cấu thành khả năng, năng lực, sức mạnh sáng tạo của con người.
     
Đang tải...