Luận Văn Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 7/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai luôn là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, bởi lẽ đó là tư liệu sản
    xuất quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
    người; đồng thời, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, nên việc quản lý, sử
    dụng đất đai có hiệu quả nhất luôn là vấn đề mà Chính phủ của các quốc gia quan tâm và
    được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp.
    Khi đất nước ta trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đất đai mới chỉ
    được coi trọng về mặt hiện vật, các nguồn lực tài chính từ đất đai chưa được quan tâm
    nhiều, việc khai thác sử dụng chưa thực sự có hiệu quả, kết quả thu được cho Nhà nước, xã
    hội từ đất đai chưa lớn. Kể từ khi đổi mới, với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế
    thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đất đai đã thực sự trở thành nguồn lực tài
    chính quan trọng của đất nước. Từ đó, vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước
    không những thể hiện qua sự quản lý, khai thác, sử dụng đất đai với tư cách là tư liệu sản
    xuất mà còn thể hiện qua việc khai thác, sử dụng các nguồn lực tài chính quan trọng từ đất
    đai phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nhà nước đã ban hành nhiều chính
    sách về đất đai nhằm thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai, điển hình như Luật Đất
    đai năm 1993 và các Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 cùng hệ thống các văn bản
    dưới Luật. Những chính sách đó đã góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất
    nước ta hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội
    những năm gần đây, với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật đất đai theo Luật 1993
    đã bộc lộ một số hạn chế lớn như: chưa xác định rõ các hình thức thực hiện lợi ích kinh tế
    của sở hữu toàn dân về đất đai trong nền kinh tế thị trường, từ đó gây ra khó khăn cho việc
    Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo Luật; việc quản lý, sử dụng đất đai vẫn còn
    mang nặng tính bao cấp; sự thiếu hụt các chế định cần thiết về giá đất, về điều tiết địa tô
    chênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất, về bồi thường
    thu hồi đất, về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất; . dẫn tới tình trạng sử dụng đất đai
    lãng phí, không hiệu quả; sự yếu kém trong quản lý thị trường bất động sản; cơ chế xin
    cho, tiêu cực trong quản lý đất đai không những gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà
    còn ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư.
    Để khắc phục những thiếu sót trên, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
    Trung ương Đảng khóa IX xác định: "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
    trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Ngày 26/11/2003, tại kỳ
    họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Đất đai
    năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Luật Đất đai năm 2003 là cơ sở pháp
    lý mới để giải quyết các quan hệ về đất đai; vấn đề nguồn lực tài chính từ đất đai trong
    Luật đã được đề cập rõ hơn. Tuy vậy, đến nay việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
    với tư cách là hình thức, cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế của sở hữu toàn dân về đất đai,
    đồng thời đóng vai trò là công cụ điều tiết quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định
    hướng XHCN vẫn chưa thực sự được làm sáng tỏ, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu
    bổ sung. Vì vậy, "Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay" được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Các vấn đề liên quan đến tài chính đất đai như đền bù, hỗ trợ và tái định cư, thuế
    và các khoản thu liên quan đến đất là một vấn đề lớn có quan hệ tới hầu hết mọi người
    trong xã hội nên luôn được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, việc khai thác tài chính từ đất
    đai là vấn đề liên quan đến việc xây dựng cơ chế chính sách của các cơ quan, ban ngành có
    liên quan nên các công trình đã nghiên cứu chưa được công bố nhiều.
    Qua tham khảo, chúng tôi thấy rằng trước đây đã có một số tác giả nghiên cứu các
    vấn đề liên quan, nhưng phạm vi nghiên cứu hẹp (thường là một địa phương), hoặc có
    những tác giả nghiên cứu sâu vào một nội dung cụ thể của vấn đề như: công tác đền bù
    giải phóng mặt bằng, giá đất, thị trường bất động sản, . nhằm tìm ra những giải pháp giải
    quyết những bức xúc về kinh tế trước mắt; trên góc độ của chuyên ngành Kinh tế chính trị
    thì đến nay chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là trên góc độ lý luận; ngoài
    ra, đề tài có tính thời sự, vì Luật Đất đai năm 2003 mới có hiệu lực thi hành từ ngày
    01/7/2004, các văn bản hướng dẫn thi hành đã ban hành nhưng chưa đầy đủ, nhất là vấn đề
    tài chính đất đai.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    - Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn
    của vấn đề nguồn lực tài chính từ đất đai trong điều kiện nước ta hiện nay khi đất đai thuộc
    sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; từ đó đề xuất những giải pháp để
    việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai có hiệu quả hơn.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
    + Làm rõ được cơ sở lý luận, những vấn đề liên quan đến nguồn lực tài chính từ
    đất đai trong thời gian qua, trong đó chú trọng đến các quy định tại Luật Đất đai năm 2003
    và các văn bản hướng dẫn dưới Luật đã ban hành.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở nước ta
    trong thời gian qua, đặc biệt từ đổi mới đến nay; đưa ra những đánh giá ưu, nhược điểm
    trong việc khai thác các nguồn lực tài chính từ đất đai thời gian qua.
    + Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, trong đó chủ
    yếu là các chính sách tài chính liên quan đến khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trong
    điều kiện nước ta hiện nay.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Đối tượng nghiên cứu về mặt không gian là quan hệ tài chính về đất đai giữa một
    bên là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - đại diện chủ sở hữu về đất đai - với một bên
    là các đối tượng sử dụng đất bao gồm: các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được
    Nhà nước giao đất, cho thuê đất; được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
    hồi đất; đối tượng phải nộp các loại thuế liên quan đến sử dụng, giao dịch đất đai; biểu
    hiện ra bên ngoài của mối quan hệ này là việc Nhà nước được hưởng lợi bằng tiền, bằng sự
    ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về mặt thời gian, đề tài sẽ nghiên cứu các
    cơ sở lý luận và thực tiễn của những vấn đề liên quan đến tài chính đất đai từ năm 1986
    đến nay.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ nêu ra thực tiễn việc sử dụng đất đai của nước ta
    trong thời gian qua; trình bày các quy định về tài chính của Nhà nước đối với đất đai, phân
    tích mặt được và chưa được đối với thực tiễn của các quy định này để tìm ra, kiến nghị sửa
    đổi bổ sung những vấn đề chưa phù hợp gây thiệt thòi, ảnh hưởng đối với cả hai bên: Nhà
    nước và các tổ chức, cá nhân sử dụng đất.
    5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
    lịch sử; các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đất đai; đồng thời, trong
    luận văn có sử dụng các phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, thống kê cùng với
    phương pháp khảo sát thực tế để đánh giá làm sáng tỏ vấn đề.
    6. Một số kết quả nghiên cứu của luận văn
    Nêu ra và bước đầu làm rõ khái niệm nguồn lực tài chính từ đất đai, phân tích so
    sánh khái niệm này với khái niệm nguồn lực, nguồn lực tài chính.
    Hệ thống hóa các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai của chế độ sở
    hữu toàn dân về đất đai trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN.
    Khái quát những đổi mới về cơ chế chính sách khai thác nguồn lực tài chính từ đất
    đai và phân tích thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai kể từ khi đổi mới, nêu
    ra những vướng mắc và vấn đề đặt ra trong khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai.
    Đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
    trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
    dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...