Tiểu Luận nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
    Có thể nói, dù ở thời đại nào, quốc gia nào, nguồn nhân lực cũng luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một quốc gia. Bởi chúng ta biết rằng mọi của cải vật chất đều được làm nên từ bàn tay và trí óc của con người.
    Việt Nam chúng ta đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 86 triệu người (Tính đến ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người), là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Cơ cấu Dân số vàng ở nước ta bắt đầu đầu xuất hiện từ năm 2010 và kết thúc vào năm 2040, kéo dài trong khoảng 30 năm. Có thể nói, với thế mạnh lớn về nguồn nhân lực, Việt Nam đã biết tận dụng nó vào để phát triển kinh tế. Cụ thể đó là tốc độ tăng GDP đều và ở mức cao trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những khó khăn trong việc thúc đẩy kinh tế đi lên. Nguyên nhân là do đâu? Có nhiều nguyên nhân lí giải cho vấn đề này, trong đó chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của nước ta được xem là nguyên nhân mấu chốt. Liệu nguồn nhân lực Việt Nam đã được khai thác đúng mức và hiệu quả?
    Như chúng ta đã biết, trong gần 86 triệu người ở Việt Nam thì nông dân chiếm khoảng gần 73% dân số cả nước. Điều này cho thấy, nông dân vẫn là lực lượng lao động xã hội chiếm tỉ lệ cao nhất. Nông dân ta bao đời nay vẫn lấy nghề trồng lúa là nghề chính. Họ vẫn đang sản xuất một cách tự phát, manh mún. Họ vẫn cứ nghĩ rằng trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần học cũng làm được, thế là cứ từ đời này nối tiếp đời kia họ tự trồng như vậy. Nhìn vào thực tế sản xuất của nông dân ta thấy rằng dù đã mấy nghìn năm phát triển xã hội nhưng cách trồng lúa của người Việt hôm nay cũng chưa tiến bộ hơn cách trồng lúa của người Việt xưa là mấy, vẫn còn tồn tại cái cảnh “ con trâu đi trước cái cày theo sau”. Mặc dù bây giờ đã có sự liên kết nhà khoa học với nhà nông nhưng cũng chưa tạo được những đột phá đem lại hiệu quả. Hiện nay, nông dân đã mở ra nhiều ngành nghề để tạo việc làm và thu nhập nhưng hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao, nguyên nhân là còn thiếu áp dụng các khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất vì vẫn nặng với cái kiểu tư duy “nghĩ sao làm vậy”. Rõ ràng nguồn lực nông dân dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn yếu kém .
    Về nguồn nhân lực công nhân thì hiện nay, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng 5 triệu người, chiếm 6% dân số cả nước.Như vậy lực lượng công nhân Việt Nam còn quá ít. Đã vậy công nhân có tay nghề cao lại chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Số công nhân có trình độ văn hóa, tay nghề, kĩ thuật rất ít. Theo thống kê công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nước ta chiếm khoảng 3,3% đội ngũ công nhân nói chung. Tỉ lệ này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chính vì trình độ văn hoá tay nghề thấp nên đa số công nhân không đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về lao động ở các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thiếu người nhưng lại thiếu những công nhân có tay nghề để đảm bảo những khâu kĩ thuật quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Hệ quả kéo theo của vấn đề này là đồng lương công nhân bị thấp đi, đời sống không được đảm bảo, địa vị công nhân trong đời sống xã hội cũng không cao. Với tình hình đó, nguồn lực công nhân chưa thể đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
     
Đang tải...