Tiến Sĩ Nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ Quảng Nam - Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/10/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CÁM ƠN
    Để hoàn thành luận án này tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban
    lãnh đạo Viện Hải dương học.
    Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của hai thầy PGS.TS. Võ Sĩ
    Tuấn và TS. Nguyễn Văn Long, đã định hướng nghiên cứu, giúp đỡ hết sức tận tâm
    trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
    Xin cám ơn lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo
    Đại học Đà Nẵng đã cấp kinh phí cho tôi thực hiện các đề tài hỗ trợ cho quá trình thực
    hiện luận án này.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm đã tạo mọi điều kiện và
    luôn động viên để tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh.
    Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Võ Văn Quang chủ nhiệm đề tài VAST06.05/14-
    15 đã tạo điều kiện để tôi tham gia nội dung điều tra nguồn giống cá mú ở Quảng Nam
    và Đà Nẵng, Tiến sĩ Jean-Dominique Durand, Centre pour la biodiversité marine, l’
    exploitation et la conservation (MARBEC)-France, đã giúp đỡ tôi giải mã trình tự gen
    của cá Dìa và TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã hướng dẫn tôi phân tích kết quả giải mã
    trình tự gen.
    Hoàn thành công trình này tôi xin chân thành cảm ơn KS. Hứa Thái Tuyến, Thạc
    sĩ Phạm Bá Trung, Thạc sĩ Lê Thị Thu Thảo và các đồng nghiệp trong phòng Nguồn
    lợi Thủy sinh vật biển, phòng Động vật có xương sống biển, phòng Sinh vật phù du
    biển và các phòng chuyên môn thuộc Viện Hải dương học đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ
    nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận án.
    Cảm ơn gia đình đã động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.
    Nha Trang, tháng 9 năm 2017



    Nguyễn Thị Tường Vi ii


    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
    cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở
    bất kỳ học vị nào. Công trình này là kết quả nghiên cứu của tác giả đã trực tiếp tham
    gia thực hiện với sự cộng tác của các đồng nghiệp và được sự đồng ý cho phép sử
    dụng trong luận án.
    Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
    ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

    Tác giả



    Nguyễn Thị Tường Vi












    iv

    MỤC LỤC

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH . x
    MỞ ĐẦU 1
    ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 6
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
    1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá 7
    1.1.1. Trên thế giới . 7
    1.1.1.1. Nguồn lợi và hiện trạng khai thác . 7
    1.1.1.2. Liên kết sinh thái . 11
    1.1.2. Ở Việt Nam . 15
    + Biển Cù Lao Chàm . 19
    + Cửa sông Thu Bồn 20
    + Biển Đà Nẵng 22
    1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, địa hình và trầm tích vùng biển ven bờ Quảng
    Nam và Đà Nẵng . 23
    1.2.1. Khí hậu 23
    1.2.2. Đặc điểm thủy văn . 24
    1.2.3. Đặc điểm địa hình và trầm tích biển 25
    1.2.3.1. Đặc điểm địa hình đáy biển 25
    1.2.3.2. Đặc điểm trầm tích tầng mặt đáy biển 26
    CHƯƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
    2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU . 29
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 29
    2.1.3. Thời gian thực hiện 30
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.2.1. Nghiên cứu đặc trưng cơ bản của các hệ sinh thái và nguồn lợi cá liên quan. . 30 v

    2.2.1.1. Đặc điểm sinh cư (habitat) 30
    2.2.1.2. Thành phần loài cá 31
    2.2.1.3. Đặc trưng nguồn lợi cá . 34
    2.2.2. Phân tích và so sánh đặc trưng nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái . 39
    2.2.2.1. Phân tích chỉ số đa dạng sinh học 39
    2.2.2.2. Phân tích đặc tính sinh thái 40
    2.2.2.3. Đặc trưng nguồn lợi 41
    2.2.3. Nghiên cứu liên kết sinh thái 42
    2.2.3.1. Thu mẫu nghiên cứu cấu trúc kích thước cá Dìa công (Siganus
    guttatus) 42
    2.2.3.2. Thu mẫu phân tích ADN 44
    2.2.4. Tài liệu về hiện trạng khai thác 46
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
    3.1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁC HỆ SINH THÁI VÀ NGUỒN LỢI CÁ
    LIÊN QUAN . 47
    3.1.1. Đà Nẵng . 47
    3.1.1.1. Đặc điểm sinh cư . 47
    3.1.1.2. Thành phần loài cá 48
    3.1.1.3. Đặc trưng nguồn lợi cá . 51
    3.1.2. Cù Lao Chàm . 57
    3.1.2.1. Đặc điểm sinh cư . 57
    3.1.2.2. Thành phần loài cá 60
    3.1.2.3. Đặc trưng nguồn lợi cá . 61
    3.1.3. Cửa sông Thu Bồn . 65
    3.1.3.1. Đặc điểm sinh cư . 65
    3.1.3.2. Thành phần loài cá 67
    3.1.3.3. Đặc trưng nguồn lợi cá . 70
    3.2. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG NGUỒN LỢI CÁ GIỮA CÁC HỆ
    SINH THÁI . 75
    3.2.1. Tính chất thành phần loài . 75
    3.2.1.1. Thành phần loài cá giữa ba khu vực 75
    3.2.1.2. Đặc trưng thành phần và độ giàu có loài giữa 3 khu vực . 77 vi

    3.2.1.3. Đặc tính thích nghi theo độ mặn và môi trường sống . 79
    3.2.2. Đặc trưng nguồn lợi . 82
    3.2.2.1. Thành phần nguồn lợi chính . 82
    3.2.2.2. Nguồn giống nguồn lợi 84
    3.2.2.3. Kích thước khai thác một số nguồn lợi cá liên quan đến các sinh
    cư ven bờ 86
    3.3. LIÊN KẾT SINH THÁI CỦA QUẦN THỂ CÁ DÌA CÔNG (Siganus
    guttatus) TRONG CÁC SINH CƯ VEN BỜ . 89
    3.3.1. Cấu trúc kích thước . 89
    3.3.2. Quan hệ di truyền của quần thể cá Dìa công giữa các hệ sinh thái . 94
    3.3.3. Liên kết sinh thái của cá Dìa công trong các sinh cư ven bờ . 97
    3.4. PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG VÀ BẤT CẬP TRONG KHAI THÁC VÀ
    QUẢN LÝ NGHỀ CÁ HIỆN NAY . 101
    3.4.1. Hiện trạng khai thác nguồn lợi cá 101
    3.4.1.1. Năng lực tàu thuyền và cơ cấu ngành nghề khai thác 101
    3.4.1.2. Xu thế thay đổi sản lượng thủy sản trong những năm gần đây103
    3.4.2. Các tác động đối với nguồn lợi . 105
    3.4.3. Các bất cập trong công tác quản lý nghề cá 106
    3.4.3.1. Những kết quả đạt được của công tác quản lý nghề cá 106
    3.4.3.2. Các bất cập trong hoạt động khai thác và quản lý nghề cá hiện
    nay 108
    3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN
    LỢI CÁ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HỆ SINH THÁI 110
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
    KẾT LUẬN . 115
    KIẾN NGHỊ 116
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 117
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

    vii

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    ADN (hay ADN) : Axit đêoxyribonucleic.
    CLC : Cù Lao Chàm
    COI : Vùng 5’ của cytochrome oxidase I (COI) là vị
    trí tiêu chuẩn của mã di truyền.
    CSTB
    cs.
    : Cửa sông Thu Bồn
    : Cộng sự
    FL (Fork length) : Chiều dài thân từ mút đầu tới chẻ đuôi.
    KBTB : Khu bảo tồn biển
    Nxb. : Nhà xuất bản
    NTB : Nam Trung Bộ
    NE (North East) : Đông Bắc
    NCS : Nghiên cứu sinh
    NSTB : Năng suất trung bình
    PCA

    : Phân tích thành phần chính (Principal
    component analysis).
    TL (Total length) : Chiều dài toàn thân (từ mút đầu đến hết chiều
    dài đuôi).
    SW (South West) : Tây Nam
    Taxon : Đơn vị phân loại
    VĐN : Vịnh Đà Nẵng
    Ecological Connectivity: Liên kết sinh thái.



    viii

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1. Công trình nghiên cứu của các tác giả về đặc điểm sinh cư vùng
    biển ven bờ Đà Nẵng, Cù Lao Chàm và cửa sông Thu Bồn từ năm 2004-2009 30
    Bảng 2.2. Công trình nghiên cứu về thành phần loài cá ở vùng biển Đà
    Nẵng, Cù Lao Chàm từ năm 1997-2010 . 31
    Bảng 2.3. Thời gian và địa điểm thu mẫu bổ sung danh lục thành phần
    loài cá 33
    Bảng 2.4. Địa điểm và thời gian tổ chức tham vấn cộng đồng 36
    Bảng 2.5. Địa điểm và thời gian tổ chức các đợt khảo sát thu mẫu nguồn
    lợi . 39
    Bảng 2.6. Số lượng cá thể cá Dìa công (Siganus guttatus) thu mẫu nghiên
    cứu cấu trúc kích thước . 43
    Bảng 2.7. Địa điểm, số trạm, số mẫu và thời gian tổ chức thực hiện các
    hoạt động thu mẫu . 45
    Bảng 2.8. Nguồn số liệu về ngành nghề khai thác hải sản và sản lượng
    hàng năm từ các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương. . 46
    Bảng 3.1. Cấu trúc theo các bậc taxon cá vùng biển Đà Nẵng . 49
    Bảng 3.2. Thành phần nguồn lợi chính ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng . 52
    Bảng 3.3. Ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính vùng biển
    ven bờ ĐN năm 2011 53
    Bảng 3.4. Danh sách thành phần loài cá con liên quan rạn san hô được bắt
    gặp vùng ven bờ Đà Nẵng . 56
    Bảng 3.5. Thành phần loài cá giống được khai thác ven bờ Đà Nẵng . 56
    Bảng 3.6. Diện tích phân bố các sinh cư vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao
    Chàm. 59
    Bảng 3.7. Cấu trúc theo các bậc taxon cá vùng biển Cù Lao Chàm 60
    Bảng 3.8. Thành phần nguồn lợi chính vùng biển Cù Lao Chàm 63 ix

    Bảng 3.9. Mùa vụ, ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính
    vùng biển CLC năm 2011 . 63
    Bảng 3.10. Cấu trúc theo các bậc taxon cá vùng cửa sông Thu Bồn . 69
    Bảng 3.11. Thành phần nguồn lợi chính vùng cửa sông Thu Bồn . 71
    Bảng 3.12. Các loại nghề và năng suất, mùa vụ khai thác nguồn lợi chính
    vùng cửa sông Thu Bồn năm 2011 . 71
    Bảng 3.13. Thành phần nguồn lợi cá giống được khai thác vùng cửa sông
    Thu Bồn . 73
    Bảng 3.14. Sản lượng, doanh thu, mùa vụ khai thác nguồn lợi giống cửa
    sông Thu Bồn 73
    Bảng 3.15: Cấu trúc theo các bậc taxon thành phần loài cá ở 3 khu vực
    nghiên cứu. 76
    Bảng 3.16. Các họ cá rạn san hô có số lượng chiếm ưu thế ở 3 khu vực
    nghiên cứu . 78
    Bảng 3.17. Độ giàu có loài theo bậc bộ và họ của 3 khu vực. . 78
    Bảng 3.18. Số lượng loài cá chung và riêng cho các khu vực 79
    Bảng 3.19. Các nhóm nguồn lợi chính ở 3 khu vực nghiên cứu 82
    Bảng 3.20. Thành phần, sản lượng và doanh thu nguồn giống cá ở vùng
    biển Đà Nẵng và cửa sông Thu Bồn . 84
    Bảng 3.21. Tỉ lệ % các loài cá Mú khai thác ở ba khu vực nghiên cứu . 87
    Bảng 3.22. Tóm tắt kích thước của đàn cá Dìa công (Siganus guttatus) ở
    ba khu vực nghiên cứu từ tháng 07/2014 đến tháng 06/2015 . 90
    Bảng 3.23. Tần số các kiểu gien COI ở ba địa điểm thu mẫu và các tham
    số đa dạng nucleotide, số kiểu gien, đa dạng kiểu gien và số nucleotide thay đổi
    trong từng quần đàn . 95
    Bảng 3.24. Mức độ khác nhau giữa các quần đàn dựa trên tần số kiểu gien
    của gien COI (Số trong ngoặc là P-value của “exact test”) 96
    Bảng 3.25. Khoảng cách di truyền giữa các kiểu gien COI tìm thấy ở các
    mẫu thu được trong nghiên cứu này 96 x


    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 1.1. Bản đồ địa hình đáy biển từ Đà Nẵng-Thăng Bình (Quảng Nam)
    (Nguồn: Đề tài KH06.08-Lê Phước Trình, 2002) . 27
    Hình 1.2. Sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt từ Đà Nẵng-Thăng Bình
    (Nguồn: Đề tài KH06.08-Lê Phước Trình, 2002) . 28
    Hình 2.1. Sơ đồ phạm vi vùng biển nghiên cứu . 29
    Hình 2.2. Vị trí các điểm thu mẫu cá phân tích tính đa dạng loài vùng cửa
    sông Thu Bồn 32
    Hình 2.3. Trạm vị thu mẫu cá giống vùng biển Đà Nẵng 37
    Hình 2.4. Sơ đồ trạm vị khảo sát, thu mẫu nguồn giống cá 38
    Hình 2.5. Sơ đồ trạm vị khảo sát, thu mẫu cá Dìa công vùng cửa sông TB
    . 42
    Hình 3.1. Kích thước trung bình của cá Hố hột Trichiurus lepturus khai
    thác bằng nghề giã cào và lưới rùng tại Đà Nẵng . 54
    Hình 3.2. Kích thước cá Dìa cana khai thác bằng nghề lưới bén ở vùng
    biển Đà Nẵng . 54
    Hình 3.3. Chiều dài thân trung bình (mm) của con giống các loài cá liên
    quan đến rạn san hô vùng biển Đà Nẵng 57
    Hình 3.4. Kích thước một số loài cá liên quan rạn san hô khai thác vùng
    biển CLC . 64
    Hình 3.5. Sơ đồ vùng phân bố chính của các sinh cư quan trọng vùng biển
    ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng 68
    Hình 3.7. Tính thích nghi độ mặn của các nhóm cá ở 3 khu vực . 80
    Hình 3.8. Tính thích nghi theo môi trường sống của các nhóm cá thuộc 3
    khu vực 81
    Hình 3.9. Sơ đồ vùng phân bố nguồn giống cá mú, cá Dìa công và cá
    hồng hạ lưu sông Thu Bồn theo kết quả tham vấn cộng đồng 85 xi

    Hình 3.10. Phân bố bãi giống cá Dìa công (S. guttatus) trong thảm cỏ biển
    Gò Hí . 86
    Hình 3.11. Chiều dài toàn thân trung bình của một số loài thuộc họ cá Mú
    ở ba khu vực nghiên cứu . 88
    Hình 3.12. Kích thước trung bình theo tháng của cá Dìa công S. guttatus ở
    3 khu vực . 91
    Hình 3.13. Cấu trúc các nhóm kích thước theo tháng của cá Dìa công khai
    thác ở ba vùng biển: Cù Lao Chàm, cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng . 93
    Hình 3.14. Quan hệ tiến hóa giữa các loài thuộc giống Siganus dựa trên
    chuỗi ADN của một phần gien COI (có tham khảo chuỗi COI ở các khu vực
    khác để xây dựng quan hệ tiến hóa) 98
    Hình 3.15. Số lượng tàu cá qua các năm 2012-2015 tại ba khu vực 101
    Hình 3.16. Cơ cấu ngành nghề khai thác cá tại 3 khu vực . 102
    Hình 3.17. Sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2010-2015 của 3 khu vực
    nghiên cứu . 104
    Hình 3.18. Khu duy trì nguồn giống cá Dìa công vùng cửa sông Thu Bồn
    . 114





    1

    MỞ ĐẦU
    Vùng biển ven bờ là nơi có năng suất sinh học vượt trội, được ước tính chỉ
    chiếm 10% diện tích đại dương nhưng chứa đến 90% số loài sinh vật biển. Đây là nơi
    phân bố nhiều kiểu sinh cư, đa dạng về loài và phong phú về nguồn gen, tuy nhiên
    cũng là nơi dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của tự nhiên và con người [87].
    Thống kê của FAO (2013) cho thấy sản lượng cá biển của nghề cá ven bờ trên thế
    giới trước những năm 1950 gia tăng liên tục trung bình 6%/năm, sau đó tỉ lệ gia tăng
    suy giảm còn 1,5% và từ năm 1995-1996 đến nay giảm dưới 0,6%/năm mặc dù số
    lượng tàu thuyền tăng và kỹ thuật khai thác ngày càng cải tiến, trong đó nguyên nhân
    được cho là do sức ép khai thác quá mức, sử dụng các nghề đánh bắt mang tính hủy
    diệt và sự mất mát các sinh cảnh ven bờ (FAO, 2013). Ở vùng biển nhiệt đới, các rạn
    san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển là các sinh cư ven bờ đặc trưng có năng suất
    sinh học cao, là nơi hội tụ chất dinh dưỡng giàu có của đại dương, cho nên sinh vật ở
    đây chiếm ưu thế bậc nhất về trữ lượng và đa dạng về chủng loại. Vì vai trò quan
    trọng đối với nghề cá thế giới mà nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ven bờ cho đến
    nay đã được nhiều nước quan tâm, đặc biệt là cá rạn, do đặc thù vòng đời và tương
    tác sinh thái mà nguồn lợi cá rạn rất dễ bị tổn thương dưới tác động khai thác quá
    mức của con người [117]. Trên thế giới công tác quản lý nghề cá ngày càng tập trung
    vào việc bảo vệ các hệ sinh thái cũng như các nhóm nguồn lợi cá riêng rẽ [150, 156,
    170]. Ý tưởng đầu tiên về quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái được đề cập trong
    tuyên bố Stockholm từ năm 1972, nhưng mãi đến năm 2003, FAO mới chính thức
    xuất bản ấn phẩm có nội dung về cách tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá
    (Ecosystem Approach to Fisheries-EAF) hay quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái
    (Ecosystem-Based Fishery Management-EBFM) [184]. Đây là phương thức quản lý
    mới và hiệu quả. Một trong những khái niệm được đưa vào sử dụng là liên kết sinh
    thái. Sheaves (2009) [180] định nghĩa liên kết sinh thái là hiện tượng di chuyển của
    sinh vật từ sinh cư này đến sinh cư khác theo mùa vụ để hoàn thành vòng đời của
    chúng. Với cách tiếp cận quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái thì hiểu biết về liên kết
    sinh thái của các đối tượng nguồn lợi sẽ tăng cường khả năng quản lý các hệ sinh 2

    thái, vì dữ liệu này chỉ ra rằng để công tác bảo tồn có hiệu quả thì trong một khu bảo
    tồn biển nhất thiết phải bao gồm nhiều sinh cư [83],[121].
    Vùng ven bờ Việt Nam có sự phân bố của các hệ sinh thái đặc thù của vùng
    nhiệt đới như rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Tương tự như nhiều quốc
    gia khác trên thế giới, tình trạng suy thoái các hệ sinh thái và giảm sút nguồn lợi ven
    bờ đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh ở nhiều nơi trong vài thập kỷ trở lại đây.
    Nguyên nhân là do hoạt động khai thác quá mức cùng với sự thiếu hiểu biết về các hệ
    sinh thái biển cũng như chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không chú ý đến hậu
    quả sinh thái lớn về lâu dài. Đã có nhiều nghiên cứu về nguồn lợi cá trong các hệ sinh
    thái ven bờ làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý, tuy nhiên các nghiên cứu thường
    tập trung đánh giá cơ cấu ngành nghề khai thác, năng suất, sản lượng, các nhóm loài
    nguồn lợi chính và sự thay đổi nguồn lợi dưới tác động của con người. Trong những
    năm gần đây cũng đã có một số vùng biển áp dụng cách tiếp cận quản lý nghề cá dựa
    vào hệ sinh thái như Phú Quốc hay một số sinh cư ven bờ ở Biển Đông [192], tuy
    nhiên cách tiếp cận này vẫn chưa phổ biến do vẫn còn thiếu cơ sở khoa học, đặc biệt
    là các dữ liệu về mối liên kết sinh thái hay di truyền quần thể của các đối tượng
    nguồn lợi. Có thể nói cho đến nay tại Việt Nam chưa có giải pháp quản lý nguồn lợi
    nào dựa trên cơ sở khoa học là các dữ liệu về liên kết sinh thái. Chính vì vậy mà
    nhiều văn bản quản lý nghề cá hiện nay chủ yếu là qui định kích thước cá khai thác,
    kích thước mắc lưới hay mùa vụ khai thác (không trùng với mùa vụ sinh sản), cấm
    khải thác bằng các nghề hủy diệt chứ hầu như chưa có các qui định rõ ràng, cụ thể về
    việc bảo vệ các bãi đẻ, bãi ương dưỡng hay các sinh cư đóng vai trò quan trọng trong
    vòng đời của những đối tượng nguồn lợi quan trọng.
    Vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng có sự phân bố đa đạng của các hệ sinh
    thái biển đặc thù như vùng đáy mềm, thảm cỏ biển, rạn san hô, cửa sông, rừng ngập
    mặn tuy nhiên hiện nay các hệ sinh thái này cũng đang chịu áp lực lớn từ hoạt động
    khai thác nguồn lợi quá mức và khai thác bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt của con
    người [8],[26]. Việc bảo vệ và quản lý nguồn lợi vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà
    Nẵng ở phạm vi từng hệ sinh thái riêng rẽ đã và đang gặp nhiều khó khăn do việc phân 3

    chia ranh giới quản lý trên biển chỉ dựa vào các đặc điểm địa lý, hành chính hơn là các
    đặc điểm sinh thái, sinh học, hơn nữa việc xác định ranh giới giữa các vùng biển hiện
    nay vẫn chưa thật rõ ràng. Do đó, nghiên cứu về đặc trưng nguồn lợi cá và liên kết
    sinh thái của các đối tượng nguồn lợi trong vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng là
    cơ sở khoa học vững chắc để đề xuất các giải pháp quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh
    thái tại vùng biển này, chính vì vậy chúng tôi thực hiện luận án: “Nguồn lợi cá trong
    các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng”.
    Mục tiêu luận án
    - Mục tiêu chung
    Cung cấp bộ tư liệu tương đối đầy đủ về hiện trạng khai thác và đặc trưng nguồn
    lợi cá cũng như mối liên quan về nguồn lợi giữa các hệ sinh thái, làm cơ sở đề xuất các
    giải pháp quản lý nghề cá trong vùng biển ven bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
    - Mục tiêu cụ thể
    Cung cấp bộ tư liệu tương đối đầy đủ về:
     Đặc trưng cơ bản của nguồn lợi cá (thành phần loài, sản lượng) trong mối
    quan hệ với các hệ sinh thái ven bờ ờ vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, chú
    trọng đến các loài cá kinh tế quan trọng.
     Mối liên quan về nguồn lợi cá kinh tế quan trọng (cá Dìa công (Siganus
    guttatus)) giữa các hệ sinh thái (liên kết sinh thái).
    Nguồn tư liệu này được kết hợp với kết quả phân tích hiện trạng khai thác nguồn
    lợi làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái trong vùng
    biển ven bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
    Nội dung nghiên cứu của luận án
    1 - Đặc trưng cơ bản của các hệ sinh thái và nguồn lợi cá liên quan.
    2 - Phân tích và so sánh đặc trưng nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái.
    3 - Liên kết sinh thái của quần thể cá Dìa công Siganus guttatus trong các sinh cư
    ven bờ. 4

    4 - Phân tích các tác động và bất cập trong khai thác và quản lý nghề cá hiện nay.
    5 - Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá liên quan đến
    các hệ sinh thái.
    Ý nghĩa của luận án
    - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp đầy đủ các dẫn liệu
    về nguồn lợi và tình hình sử dụng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở vùng biển ven
    bờ Quảng Nam-Đà Nẵng.
    - Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất được
    các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi cá
    ở trong các hệ sinh thái vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng.
     
Đang tải...