Báo Cáo Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    “ Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ,nó phản ánh kết cấu của quá trình sản xuất và kinh doanh” . Câu nói đó là đúng hay là sai ,nhất là khi nó được đặt trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang dần dần trở nên đầy biến động như nước ta ngày nay .Phải thừa nhận rằng để chúng ta có thể nhìn nhận được vấn đề này một cách rõ ràng thì ,trước hết chúng ta phải biết được: trên cái mà người ta vẫn thường hay gọi là thương trường, các đối thủ đang tranh dành nhau cái gì ? Vâng ,câu trả lời chỉ có thể là lợi nhuận . Nhắc đến lợi nhuận , chắc hẳn ai ai cũng biết .Thế nhưng hiểu được bản chất của nó, nắm được tường tận nguồn gốc của nó ,biết được vai trò của nó, cũng như nhận thức được những mặt trái của việc chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng ;thì không phải ai ai cũng rõ .Và đó cung chính là lý do mà em đã chọn đề tài này để nghiên cứu .

    _ NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA LỢI NHUẬN.
    1. Quan niệm về lợi nhuận của các nhà kinh tế học trước Mác .

    a.Chủ nghĩa trọng thương :
    Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản trong giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản ra đời .Đứng về mặt lịch sử mà nói ,giai đoạn này bao gồm thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản ,tức là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền tệ ở ngoài phạm vi các nước châu Âu,bằng cách ăn cướp và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.
    Chính vì được ra đời trong hoàn cảnh như vậy ,mà những người theo chủ nghĩa trọng thương cho rằng : lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá ,là sự lừa gạt như chiến tranh . Họ cho rằng không một người nào thu được lợi mà không làm thiệt kẻ khác .Trao đổi phải có một bên thua một bên được.
    Từ những tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương ta dễ dàng nhận thấy hạn chế lớn nhất của họ là :họ chưa biết và cũng không thừa nhận quy luật kinh tế .Họ đánh giá cao các chính sách kinh tế của nhà nước ,dựa vào chính quyền nhà nước .Vì họ cho rằng chỉ có thể dựa vào nhà nước mới có thể phát triển kinh tế .
    Đánh giá chủ nghĩa trọng thương ,K.Mark víêt :“ Công trình nghiên cứu lý luận đầu tiên về phương thức sản xuất hiện đại _tức học thuyết trọng thương_nhất định phải xuất phát từ những hịên tượng bề ngoài của quá trình lưu thông ,khi những hiện tượng đó trở thành độc lập trong sự vận động của tư bản thương nghiệp .Vì vậy học thuyết đó chỉ nắm cái vỏ bề ngoài của những hiện tượng ”.(tư bản quyển 3, tập 1).K.Marx còn cho rằng chủ nghĩa trọng thương đã đi theo cái hình thái chói lọi của giá trị trao đổi và đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hang hóa để xem xét nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
    b. Chủ nghĩa trọng nông:
    Cũng như chủ nghĩa trọng thương ,chủ nghĩa trọng nông cũng xuất hiện trong khuôn khổ thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa ,nhưng ở giai đoạn phát triển kinh tế trưởng thành hơn .Đó là thời kỳ mà tích lũy ban đầu đã chấm dứt và việc dùng thương mại để bóc lột các nước thuộc địa đã mất hết ý nghĩa đặc biệt của nó với tư cách là nguồn làm giàu cho giai cấp tư sản .
    Chủ nghĩa trọng nông đã khái quát hóa nhứng tiến bộ mới nhất trong nền kinh tế thế kỷ XVIII,xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa trọng nông. Họ cho rằng ,lợi nhuận thương nghiệp có được chẳng qua là nhờ tiết kiệm các khoản chi phí thương mại .Vì theo họ thương mại chỉ đơn thuần là “việc đổi những giá trị này lấy những giá trị khác ngang như thế ”.K.Marx trong khi phê phán chủ nghĩa trong thương cũng viết : “người ta trao đổi những hàng hóa với hàng hóa hay nhứng hàng hóa với tìên tệ có cùng giá trị với hàng hóa đó,tức là trao đổi những vật ngang giá ,rõ ràng là không ai rút được từ trong lưu thông ra nhiều giá trị đã bỏ vào trong đó .Vậy giá trị thặng dư tuyệt nhiên không thể hình thành ra được ”(Tư bản ,quyển 1,tập 1).Điều này chứng tỏ sự trưởng thành của các quan điểm kinh tế của phái trọng nông. Về giá trị của chủ nghĩa trọng nông ,K.Marx nhận xét : “Phái trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư ,từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp ,và do đó đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa”.(Tư bản Quyển 4).
     
Đang tải...