Chuyên Đề Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
    MỤC LỤC

    I. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1
    1. Cơ sở tư tưởng 2
    Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc 2
    Tinh hoa văn hoá của nhân loại: 3
    * Về tư tưởng văn hoá Phương Đông: 4
    - Về Phật giáo: 4
    - Về Nho Giáo: 5
    * Tư Tưởng văn hoá Phương Tây: 5
    Chủ Nghĩa Mác- LêNin: 6
    2. Cơ sở thực tiễn: 8
    Thực tiễn Việt Nam 8
    Thực tiễn thế giới: 9
    3. Nhân tố khách quan: 9
    II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 11
    1. Thời kì thơ ấu đến lúc ra đi tìm đường cứu nước (1890-1911). 12
    2. Giai đoạn từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống kết hợp với chủ nghĩa cộng sản (từ năm 1911 đến năm 1920). 13
    3. Giai đoạn hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam (1921 - 1930). 14
    4. Thời kì thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930 - 1945). 16

    Trong lịch sử của các dân tộc thường có những bậc vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử sôi động, đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình, phản ánh ý chí nguyện vọng của các dân tộc và bằng ý chí hoạt động của mình đã góp phần vào sự nghiệp phát triển của thời đại như: Mác, Ănghen, và Lê Nin là những con người như vậy.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động lấy tên là Nguyễn Ai Quốc và nhiều bí danh khác. Người sinh ngày 9 tháng 5 năm 1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cả cuộc đời của Người đã cống hiến cho nền độc lập của dân tộc cho sự tự do của đất nước. Tư tưởng của Người là một bộ phận cấu thành nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc vượt qua muôn trùng khó khăn để đi đến những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sảnViệt Nam đã nêu rõ: “Tư tưởng của Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vân dụng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu nền văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, gắn liền với giải phóng xã hội, kêt hợp sức mạnh giải phóng dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân với sức mạnh, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của dân do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân, về phát triển kinh tế văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.


     
Đang tải...