Thạc Sĩ Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa thực tiễn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài: Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
    Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, điều đó đã được dân tộc VN và cả nhân loại ngày nay thừa nhận. Với thiên tài trí tuệ của mình, với lòng yêu nước nồng nàn và thương dân sâu sắc, Bác - từ một con người giản dị bình thường đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận thiên tài của cách mạng VN. Tư tưởng HCM là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn CM Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng CN Mác LêNin. Tư tưởng ấy có giá trị vô cùng to lớn, định hướng cho cách mạng VN trong hơn nữa thế kỷ qua, góp phần thúc đẩy tiến trình văn minh, tiến bộ của nhân loại. Hiện nay tư tưởng HCM đang tiếp tục soi đường cho CM nước ta trong sự nghiệp đổi mới, cương lĩnh của Đảng ta năm 1991 đã xác định:” Đảng lấy CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
    Vậy chúng ta hãy làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ? Nguồn gốc, quá trình hình thành hệ thống tư tưởng ấy và ý nghĩa của nó trong tình hình hiện nay.
    1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ?
    Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dânl, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển KT-VH, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là sản phẩm tinh thần to lớn của dân tộc ta.
    Nói cách khác, khái niệm tư tưởng HCM bao gồm nguồn gốc, những nội dung chủ yếu và thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

    2. Điều kiện lịch sử, xã hội, gia đình
    :
    Tư tưởng HCM là sản phẩm tất yếu của cách mạng VN, ra đời do yêu cầu khách quan, đáp ứng những nhu cầu bức thiết do cách mạng VN đặt ra từ đầu TK XX cho đến nay.
    Từ năm 1858, đến đầu thế kỷ XX, nước ta đang bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến, chống Pháp liên tục nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước nhưng do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, bất cập trước lịch sử, dựa trên ý thức hệ phong kiến hoặc xu hướng dân chủ tư sản nên không tránh khỏi thất bại và bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Tình hình đó cho thấy sự bế tắt về đường lối cứu nước và phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng mới
    Nghệ Tĩnh – quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Những tội ác của bọn thực dân và thái độ ương hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường cách mạng mới để cứu dân, cứu nước. Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gủi với nhân dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà Nho giàu lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lao động cần cù, có ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, chí hướng. Chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành tư tưởng chính trị và nhân cách của HCM.
    Khi còn ở trong nước, HCM tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại, nhưng từ thực tế lịch sử của đất nước mình, người đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh không đem lại kết quả, phải đi tìm một con đường mới. Trong khoảng 10 năm, HCM đã vượt 3 đại dương, 4 Châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước. Nhờ đó, Người đã hiểu được bản chất chung của CNĐQ và hoàn cảnh chung của các nước thuộc địa trên thế giới. Tiếp xúc với tác phẩm Sơ khảo lần thứ I những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin và các văn kiện ĐH III của Quốc tế Cộng sản đánh dấu sự chuyến biến lớn trong nhận thức của HCM, nó khẳng định về mặt lý luận việc thực hiện mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, cái mà đang rất cần đối với
    3. Nguồn gốc tư tưởng HCM :
    a. Tư tưởng HCM là sự kế thừa truyền thống văn hóa Việt Nam
    Dân tộc VN trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp, cao quý. Những truyền thống tốt đẹp đó đã ghi đậm dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...