Chuyên Đề Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: phát hiện mới từ những bằng chứng mới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong bối cảnh bất ổn vĩ mô vẫn tiếp tục tích lũy và có dấu hiệu bùng phát vào những tháng đầu
    năm 2011, lạm phát trở thành một trong bốn vấn đề gay gắt nhất liên quan đến bình ổn vĩ mô
    (cùng với quản lý tỷ giá, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách).
    Tuy nhiên, nếu nhìn lại toàn cảnh quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ
    qua, thì lạm phát, đặc biệt là các nhân tố quyết định lạm phát và những biến động của lạm phát là
    một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất ở Việt Nam. Nguyên nhân của điều này rất rõ
    ràng, vì lạm phát đã luôn là một trong những vấn đề dai dẳng gây nhức nhối nhất, làm tổn
    thương nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã trải qua giai đoạn siêu lạm phát trong
    những năm 1980 và đầu những năm 1990 ngay khi bắt đầu những cải cách kinh tế đầu tiên.
    Ngoại trừ giai đoạn 2000-2003 khi lạm phát thấp và ổn định ở mức 5% trở xuống, tỷ lệ lạm phát
    ở Việt Nam thường xuyên cao hơn, lạm phát kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với lạm
    phát ở các nước láng giềng. Hiểu rõ các nguyên nhân và hậu quả của những vấn đề này có ý
    nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá tác động của các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế.
    Những sự kiện gần đây như việc Việt Nam gia nhập WTO, luồng vốn nước ngoài đột
    ngột chảy mạnh vào Việt Nam trong hai năm 2007-2008, các vấn đề của thị trường ngoại hối
    Việt Nam trong hai năm 2009 và 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy cơ
    lạm phát tăng mạnh trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ mô và đặc
    biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Hàng loạt những thay đổi trong môi trường vĩ mô
    và chính sách kinh tế trong những năm vừa qua đã đặt ra yêu cần cần có một cách tiếp cận
    hệthống và toàn diện nhằm xác định những nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát trong bối cảnh
    mới của Việt Nam.
    Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên các phân tích
    định lượng nhằm xác định và tìm hiểunhững nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam trong
    một thập kỷ gần đây, từ năm 2000 đến 2010. Những nghiên cứu đã có về lạm phát ở Việt Nam
    tập trung chủ yếu vào các nhân tố “cầu kéo” của lạm phát và bỏ qua các nhân tố “chi phí đẩy”.
    Nhân tố duy nhất từ phía cung được đưa vào các nghiên cứu này là giá quốc tế (thường được coi
    là cú sốc cung từ bên ngoài). Đồng thời, một nhân tố quan trọng từ phía cầu chưa được nghiên
    cứu (định lượng) là vai trò của thâm hụt ngân sách và nợ công đến lạm phát. Nghiên cứu này hi 3
    vọng sẽ đem đến cho những thảo luận chính sách hiện nay ở Việt Nam một nghiên cứu vĩ mô
    đáng tin cậy với phương pháp mang tính khoa học và dựa vào các bằng chứng thực nghiệm về
    các nguyên nhân của lạm phát. Vì kiểm soát lạm phát là một trong những mối quan tâm hàng đầu
    trong chính sách kinh tế vĩ mô của năm nay và năm tới, nghiên cứu hi vọng sẽ làm rõ các vấn đề
    liên quan đến lạm phát và đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...