Tiến Sĩ Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.Lí do chọn đề tài
    Kho tàng thành ngữ tiếng Việt gồm hai mảng lớn là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán.
    Thành ngữ thuần Việt đóng vai trò quan trọng trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt. Chúng chiếm số lượng lớn, đồng thời cũng là lớp thành ngữ điển hình cho ngôn ngữ dân tộc. Không những vậy, các thành ngữ thuần Việt còn là những đơn vị chứa đựng những yếu tố văn hóa, xã hội, lịch sử, phong tục tập quán của dân tộc ta. Thành ngữ được ví như là cuốn “bách khoa thư”, là tấm gương phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của một xã hội. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về nguồn gốc hình thành của các thành ngữ để hiểu rõ hơn bản chất của chúng là rất cần thiết.
    Trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ, chúng ta thường sử dụng thành ngữ để làm cho lời nói sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc đối với người nghe, người đọc. Chẳng hạn, để khẳng định một điều chắc chắn không thể xảy ra đối với khả năng của một người, vì nếu xảy ra thì là ngược đời, chúng ta dùng thành ngữ chó có váy lĩnh; ví trường hợp những kẻ không tài cán mà lại gặp may mắn, ta dùng thành ngữ mèo mù vớ cá rán; trạng thái rách nát tả tơi được dân gian so sánh rách như tổ đỉa. Tính cách chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt, không nghĩ đến chuyện lâu dài được phản ánh qua thành ngữ ăn xổi ở thì Chúng ta sử dụng thành ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, quen thuộc đến mức không cần biết đến nguồn gốc của chúng. Các thành ngữ tiếng Việt được ra đời từ khi nào? Chúng có xuất xứ từ đâu? Những thành ngữ nào thì được coi là thành ngữ có nguồn gốc Việt? Những câu hỏi này ít nhiều đã được đặt ra trong các công trình nghiên cứu thành ngữ, tuy nhiên chúng chưa được giải quyết một cách toàn diện, triệt để và hệ thống, có cơ sở khoa học, nhiều khi mang tính chất "từ nguyên dân gian". Từ cách đặt vấn đề nói trên, luận án tiến hành tìm hiểu nguồn gốc ra đời của thành ngữ thuần Việt. Có thể nói, đây là một vấn đề hết sức phức tạp, bởi liên quan đến sự hình thành của thành ngữ có rất nhiều nhân tố chi phối, đặc biệt là những nhân tố ngoài ngôn ngữ, như: văn hóa, lịch sử, tôn giáo, phong tục tập quán, các hiện tượng riêng của địa phương
    2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    Nằm trong hệ thống từ vựng, thành ngữ là một bộ phận khá độc đáo, bởi lẽ nó không chỉ là đơn vị ngôn ngữ mà còn là đơn vị văn hoá. Thành ngữ mang trong mình đầy đủ những đặc trưng văn hoá, tinh thần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm nếp nghĩ của một dân tộc. Chính vì những đặc tính đó cho nên thành ngữ tiếng Việt từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như ngôn ngữ học, văn hóa học, folklore học, dân tộc học
    Xét trong ngành ngôn ngữ học, lịch sử nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt tính đến nay có thể chia thành hai giai đoạn, trước 1945 và sau 1945.
    2.1 Giai đoạn trước 1945
    Ở giai đoạn trước 1945, xu hướng nghiên cứu chung là chưa phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Ở Việt Nam, người đầu tiên nghiên cứu về thành ngữ là Phạm Quỳnh với báo cáo “Về tục ngữ và ca dao”. Trong bài viết này, ông quan niệm tất cả các cụm từ cố định đều là tục ngữ. Tuy vậy, công trình nghiên cứu của ông đã đánh dấu điểm mốc quan trọng trong tiến trình nghiên cứu thành ngữ ở nước ta.
    Tiếp đến là cuốn Tục ngữ và phong dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc xuất bản năm 1928. Cuốn sách đã tập hợp một khối lượng lớn các thành ngữ và tục ngữ. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách cũng chủ trương “không phân biệt thế nào là thành ngữ, tục ngữ, lý ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong dao gì cả”. [70]
    Tác giả Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã quan niệm thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn.”[31]. Bước đầu ông cũng đã có sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ . Theo ông, sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo ta điều gì; còn như thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè” [31,15]. Như vậy, sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác biệt về ngữ nghĩa.
    2.2 Giai đoạn sau năm 1945
    Việc nghiên cứu thành ngữ có hệ thống và cơ sở khoa học chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 1945. Ở giai đoạn này, thành ngữ trở thành tâm điểm nghiên cứu của nhiều nhà Việt ngữ học. Nhận thấy rõ vai trò, vị trí đặc biệt của thành ngữ trong hệ thống từ vựng, các nhà Việt ngữ học đã nghiên cứu thành ngữ ở nhiều phương diện như: xác định khái niệm thành ngữ, đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa, đặc biệt là nhận diện thành ngữ trong sự so sánh với tục ngữ. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày lịch sử nghiên cứu thành ngữ từ sau năm 1945 đến nay theo từng vấn đề cụ thể.
    2.2.1 Vấn đề 1: Về khái niệm thành ngữ
    Hầu hết các nhà nghiên cứu (xem Nguyễn Văn Tu (1968, 1976), Hồ Lê (1976), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Nguyễn Văn Mệnh (1986), Nguyễn Đức Dân (1986),v.v . ) đều có tiếng nói chung khi cho rằng thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu vững chắc, cố định, ổn định. Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa của các yếu tố cấu thành cộng lại mà thường mang tính hình tượng, tính bóng bẩy và gợi cảm. Các đặc tính này khiến cho thành ngữ trở thành đơn vị tương đương với từ, có thể thay thế từ hoặc kết hợp với từ để tạo câu.
    Khác với quan điểm của các nhà nghiên cứu kể trên, tác giả Trương Đông San (1974) cho rằng, tất cả những đơn vị mà lâu nay các nhà Việt ngữ học cho là từ ghép theo quan hệ đẳng lập hay quan hệ chính phụ, như: quần áo, nhà ăn, máy bay, đường sắt thì đó đều là cụm từ cố định. Từ quan niệm này, ông đã định nghĩa thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những cụm từ cố định có nghĩa hình tượng tổng quát không suy trực tiếp từ ý nghĩa của các từ vị tạo ra nó. Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa hình tượng chung, trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen (tuần trăng mật, há miệng mắc quai, đèn nhà ai nấy rạng ) và những đơn vị mang nghĩa hình tượng bộ phận, trong đó có một phần mất nghĩa đen và một phần vẫn giữ được nghĩa đen (giết thời gian, sách gối đầu giường ). [80,2]
    2.2.2 Vấn đề 2: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ
    Đi sâu vào tìm hiểu thành ngữ, các nhà ngôn ngữ học cũng tập trung làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của loại đơn vị đặc biệt này. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thành ngữ là những cụm từ cố định, có cấu trúc chặt chẽ, ổn định và bền vững. Về ý nghĩa, nghĩa của thành ngữ mang tính biểu trưng, tức là nghĩa của thành ngữ phải nói về một cái gì khác không phải là chính nó. Tuy vậy, đi sâu vào khai thác đặc tính biểu trưng của thành ngữ, mỗi tác giả lại có những cách hiểu rất khác nhau.
    Tác giả Bùi Khắc Việt (1978) quan niệm tính biểu trưng là kí hiệu mà quan hệ với quy chiếu (referent) là có nguyên do. Cụ thể: hình ảnh hoặc sự vật, sự việc cụ thể miêu tả trong thành ngữ là nhằm nói về những ý niệm khái quát hoá. Nghĩa của thành ngữ được hình thành từ các phương thức tạo nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh. Tính biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ còn liên quan đến các hiện tượng trong đời sống xã hội, trong lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân.
    Nguyễn Đức Dân (1986) cho rằng “Nghĩa của thành ngữ được hình thành qua sự biểu trưng nghĩa của cụm từ” [15,5]. Sau khi phân tích một loạt các ví dụ, ông đã khái quát được một số phương thức biểu trưng nghĩa của thành ngữ. Từ các phương thức biểu trưng ngữ nghĩa đó có thể dễ dàng tìm được các biến thể của thành ngữ .
    Phan Xuân Thành (1990) cũng nhấn mạnh tính biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ khi ông cho rằng ý nghĩa của thành ngữ là sự hoà hợp, chung đúc nghĩa của từng yếu tố tạo nên nó. Ở mỗi thành ngữ, các yếu tố có tính biểu trưng khác nhau. Có yếu tố mang tính biểu trưng cao, như chìa khoá của thành ngữ. Cũng có những yếu tố có tính biểu trưng đơn giản, những yếu tố này thường gặp ở thành ngữ so sánh. Đặc biệt, có những yếu tố mang tính biểu trưng phức tạp mà ở đó thường tàng ẩn những tri thức dân gian sâu sắc. [91]
    Quan điểm của Phan Xuân Thành và Bùi Khắc Việt có nhiều điểm trùng hợp khi cả hai ông cùng đặc biệt quan tâm đến tính biểu trưng của thành ngữ. Họ đều cho rằng, các yếu tố trong thành ngữ có mức độ biểu trưng khác nhau và một yếu tố có thể mang nhiều ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Tính biểu trưng của thành ngữ liên quan mật thiết đến đời sống xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân.
    Nguyễn Công Đức (1995) tập trung nghiên cứu thành ngữ ở hai bình diện cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Về cấu trúc hình thái, ông cho rằng có thể chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại: thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường. Khi luận giải về tính biểu trưng, ông cho rằng, sự biểu trưng hoá trong thành ngữ được vận dụng ở những mức độ khác nhau. Có những thành ngữ có yếu tố biểu trưng hoá, có những thành ngữ không có yếu tố nào được biểu trưng hoá. Ngay cả những thành ngữ có yếu tố biểu trưng hoá thì vẫn có yếu tố hiển minh. Các yếu tố hiển minh này góp phần gợi mở ngữ nghĩa của thành ngữ.
    Hoàng Văn Hành (2008) dựa vào cấu trúc đã chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hoá. Đến lượt mình, thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng lại được chia thành hai kiểu là thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng. Mỗi loại lại có đặc điểm ngữ nghĩa tương ứng.
    Bên cạnh việc nghiên cứu thành ngữ nói chung, còn có những tác giả tách riêng một loại thành ngữ cụ thể để xem xét, chẳng hạn như Trương Đông San [80]. Ông đặc biệt chú ý đến thành ngữ so sánh ở hai phương diện cấu trúc hình thức và cấu trúc ngữ nghĩa.
    [​IMG]Cùng mối quan tâm như Trương Đông San, tác giả Chu Bích Thu [95] cũng phân tích khá kĩ lưỡng về cơ sở logic - ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh. Theo tác giả, các yếu tố trong thành ngữ so sánh có thể rút gọn hoặc mở rộng. Sở dĩ có thể như vậy là vì sự vật được so sánh và cơ sở so sánh thường không cùng loại. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, việc lựa chọn yếu tố làm cơ sở so sánh bị quy định bởi đặc trưng tư duy dân tộc. Cùng một nội dung khái niệm, mỗi ngôn ngữ chọn yếu tố so sánh khác nhau tùy thuộc vào thói quen tư duy dân tộc.
    Tóm lại, dù khác nhau trong cách hiểu khái niệm biểu trưng nhưng các quan niệm trên đây đều có một cái nhìn khá thống nhất khi cho rằng tính biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ bị quy định bởi đặc trưng của từng dân tộc. Những yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán, liên quan mật thiết đến việc hiểu nghĩa của thành ngữ.
    2.2.3 Vấn đề 3: Ranh giới giữa thành ngữ và các đơn vị lân cận
    Trong khi xác định khái niệm thành ngữ, các nhà ngôn ngữ học cũng cố gắng vạch ra một đường ngăn cách giữa thành ngữ với các đơn vị khác như từ ghép, cụm từ tự do, tục ngữ và quán ngữ.
    Về mối quan hệ giữa thành ngữ và từ ghép, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là mối quan hệ khá rạch ròi. Dù xếp từ ghép trong nội bộ cụm từ cố định (như Trương Đông San, 1974) hay không thuộc cụm từ cố định (Đỗ Hữu Châu 1981, Nguyễn


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đào Duy Anh (1974), Từ điển truyện Kiều, Nxb Khoa học Xã hội
    2. Trần Gia Anh (2004), Con số với ấn tượng dân gian, Nxb Hải Phòng
    3. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin
    4. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Đại học Quốc gia, in lần thứ 3
    5. Bùi Hạnh Cẩn (1993), 5000 thành ngữ Hán Việt thường dùng, Nxb Giáo dục, Hà Nội
    6. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    7. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Ngôn ngữ (10), tr1 - 18
    8. Đỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm.
    9. An Chi (2005), Chuyện Đông chuyện Tây, tập 1, Nxb Trẻ
    10. Nguyễn Văn Chiến (2009), Lớp từ phản ánh thế giới quan tôn giáo của người Việt (tiếp cận nhân học - ngôn ngữ), Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc 2009
    11. Huình Tịnh Plaus Của (1895), Đại Nam quấc âm tự vị
    12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàn Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội (tái bản lần thứ bảy)
    13. Mai Ngọc Chừ chủ biên (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục
    14. Nguyễn Hữu Chương (2002), Câu đồng nghĩa trong tiếng Việt, Ngôn ngữ (10), tr35-50
    15. Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ, sự vận dụng, Ngôn ngữ (3), tr1- 18
    16. Nguyễn Đức Dân (1995), Câu đồng nghĩa, Ngôn ngữ (3), tr12-23
    17. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Giáo dục
    18. Trần Trí Dõi (2007), Giáo trình Lịch sử tiếng Việt (sơ thảo), Nxb ĐHQG Hà Nội, in lần thứ hai
    19. Trần Trí Dõi (2011), Khái niệm từ thuần Việt và từ ngoại lai từ góc nhìn của lịch sử tiếng Việt hiện nay, Ngôn ngữ (11), tr8- 15
    20. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin
    21. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam
    22. Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ (1967) Việt Nam tự điển, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn
    23. Nguyễn Công Đức (1995), Bình diện cấu trúc hình thái - ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn
    24. Ferdinand de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học Xã hội
    25. Lê Gia (2009), 1575 thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm, Nxb Văn Nghệ
    26. Nguyễn Thiện Giáp (1974), Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ (3)
    27. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội
    28. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1998), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục
    29. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ hai
    30. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục
    31. Dương Quảng Hàm (1968, in lần thứ 10), Việt Nam văn học sử yếu, Sài Gòn
    32. Hoàng Văn Hành (1980), Tìm hiểu những ý kiến của Hồ Chủ tịch về việc mượn và dùng từ gốc Hán, in trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Nxb Giáo dục
    33. Hoàng Văn Hành (2008), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội
    34. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (2008), Từ tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...