Tài liệu Nguồn gốc của chiến tranh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGUỒN GỐC CỦA CHIẾN TRANH


    Tại sao con người lại gây ra chiến tranh? Đúng hơn là tại sao con người luôn gây ra chiến tranh? Phát hiện những dấu vết cổ nhất về chiến tranh trong khảo cổ và phân tích nhân chủng học có thể giúp chúng ta hiếu rõ hơn về các cuộc giao tranh thời hiện đại.

    Chiến tranh, theo các nhà các nhà nhân chủng học là một dạng bạo lực thường gây ra chết chóc giữa hai nhóm (người), bất kể quy mô của nhóm người đó ra sao và số lượng nạn nhân là thế nào. Nhưng trong chừng mực nào đó, một định nghĩa rộng như chiến tranh, hay nói chính xác hơn là các trường hợp xung đột xã hội cua con người nguyên thủy liệu có soi sáng được nguồn gốc và các hậu quả của các cuộc chiến tranh hiện đại như đã từng xảy ra ở Kosovo, Irắc, Rwanda, Việt Nam và Triều Tiên? Cách đây khoảng 30 năm, các nhà nhân chủng học nghiên cứu về chiến tranh đã từng có lần tụ họp lại trong một căn phòng nhỏ và tranh luận hăng say về chiến tranh. Giờ đã khác. Thời thế thay đổi và nghiên cứu nhân chủng học về chiến tranh đã được tiến hành sâu hơn và chín muồi hơn. Người ta thấy xuất hiện trên báo chí chuyên ngành chính trị cũng như các phương tiện thông tin đại chúng những vấn đề trước kia tưởng chỉ có các nhà chuyên môn quan tâm.

    Chiến tranh đến từ đâu?

    Vậy thì nguồn gốc chiến tranh từ đâu mà ra? Liệu nó có phải là một trong những điều kiện gắn liền với cuộc sống của con nguời? Thí dụ về Yanomami, một bộ lạc thổ dân da đỏ Châu Mỹ (Anh-Điêng) sống ở khu vực Venezuela và Braxin là một minh chứng điển hình.

    Năm 1968, ngay sau khi được công bố thì cuốn sách của Napoleon A.Chagnon dưới tựa đề Yanomamo: The Fierce People (Yanomamo: Dân tộc tự cường) đã trở thành một tài liệu được trích dẫn nhiều nhất trong ngành nhân chủng học. Đối với hầu hết các sinh viên trong lĩnh vực này thì đây được coi là cuốn sách nhập môn duy nhất. Luôn bị cuốn vào các cuộc chiến tranh vì các lý do như phụ nữ, uy tín và các cuộc cãi cọ giữa các dòng tộc, người Yanomami được coi như phiên mẫu của người nguyên thuỷ. Mở rộng lĩnh vực nghiên cứu ra hơn nữa, Chagnon khiến người đọc nghĩ rằng cái hung tợn của con người là do gen gây ra: đây là một phát hiện gây chấn động, kể cả khi phát hiện này là đúng.

    Trong năm 1974, nhà nhân chủng học Marvin Harris đã đưa ra một cách nhìn khác. Chiến tranh ở người Yanomami theo ông là câu trả lời phù hợp đối với một dân tộc phải đối mặt với sự cạn kiệt về các nguồn lương thực, đặc biệt là hết nguồn thú săn. Tuy nhiên, giả thiết đã không đứng vững trước một nghiên cứu khắc sâu hơn về sinh thái của người Yanomami.

    Năm 1995, R. Brian Ferguson, Giáo sư nhân chủng học của Đại học Rutgers (Mỹ) miêu tả những người Yanomami đã phải đối đầu với các đợt săn đuổi của người Châu Âu từ thế kỷ XVIII. Theo ông, các cuộc chiến tranh do bộ tộc này gây ra thường gắn liền với những thay đổi do những người Châu Âu mang tới. Các cuộc xung đột vũ trang gần đây nhất cũng xuất phát từ mối đe dọa mất quyền tiếp cận với các dụng cụ sản xuất bằng sắt và các phương tiện sản xuất khác do người Phương Tây mang tới.


    Những mâu thuẫn sâu sắc xuất hiện trong giới khoa học. Những sự tranh cãi dường như bớt ồn ào hơn và chỉ tập trong trong lĩnh vực học thuật khi cuốn sách Darkness in Eldorado: How Scientists and Journalists Devastated the Amazon (Màn đêm Edorado: các nhà khoa học và nhà báo đã tàn phá Amazon thế nào?) được xuất bản vào năm 2000. Cuốn sách này do một nhà báo viết là lời luận tội chống lại Chagnon, kết án cả cái nguồn gốc của chiến tranh mà ông này đưa ra. Các cuộc bút chiến lại tiếp tục giữa các nhà nhân chủng học: những người bảo vệ Chagnon và những người chồng ông này công kích nhau không thương tiếc. Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng chính những người truyền giáo là thủ phạm lớn nhất. Kết cục của thời kỳ này là chẳng ai có thể tự nhận là mình hiểu được các cuộc chiến tranh của người Yanomami mà không phải tính đến lịch sử cực kỳ phức tạp của tộc người này.

    Ngoài trường hợp đặc biệt của Yanomami, thì dường như tất cả mọi nơi trên thế giới, cái mà người ta gọi là chiến tranh nguyên thủy hay chiến tranh bản địa thường biến đổi, ác liệt hơn và đôi khi nhanh chóng hơn khi tiếp xúc với người phương Tây. Một loạt các nghiên cứu lịch sử của Brian Ferguson và Neil L.Whitehead (ĐH Wisconsin-madison) đã kết luận rằng những thay đổi về tính chất chiến tranh như vậy đều đã xảy ra trước khi các nhà dân tộc học bước chân tới những vùng dân tộc hẻo lánh. Chiến tranh bản địa được miêu tả qua hàng thế kỷ gần đây không thể được coi là điển hình cho chiến tranh thời tiền sử. Những phát hiện khảo cổ học đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề.
    Năm 1996, để trả lời câu hỏi này, Lawrcnce H. Kecley, nhà khảo cổ học của Đại học lllinois đã xuất bản cuốn sách: War before Civihza-tion ( Chiến tranh trước thời Văn minh). Bằng cách thu thập một số trường hợp bạo lực tiêu biểu, Keeley dường như chứng tỏ rằng con người luôn luôn gây ra chiến tranh. Điều này cũng được ông tuyên bố trong Tạp chí Nature: chiến tranh cũng giống như thương mại và những trao đổi. Đó là những thứ mà con người tạo ra.

    Chiến tranh hiện đại

    Mới đây hơn, Stcven A.Leblanc, nhà khảo cổ thuộc Đại học Harvard chứng tỏ rằng tại những nơi còn tồn tại các dấu tích khảo cổ, chiến tranh liên tục xảy ra và hầu như thời nào cũng có chiến tranh. Leblanc đã phát triển một lý thuyết để chứng tỏ kết luận nói trên. Ông cho rằng người tiền sử không hề biết đến việc bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên, họ lãng phí các nguồn tài nguyên trong khi dân số gia tăng, họ thiếu thức ăn và điều này dân tới chiến tranh: đây là quan điểm của nhà kinh tế học Malthus. Về phần mình, Brian Furguson cho rằng cần phải xem xét kỹ những bằng chứng khảo cổ lâu đời nhất để có thể đưa ra được nguyên nhân logic của chiến tranh. Mặc dù vẫn đang trong quá trình nghiên cứu những nhận xét đầu tiên của Brian Ferguson là phản đối ý kiến cho rằng chiến tranh là một trong các đặc tính trong sự tồn tại của loài người. Ngược lại, nhũng khám phá khảo cổ mới đây đã cho thấy rằng chiến tranh đã từng là một hiện tượng phổ biến cách đây tới cả 10.000 năm.

    Bằng chứng hiển nhiên nhất của chiến tranh được khảo cổ chứng minh là một nghĩa trang tập thể dọc theo bờ sông Nit, khu vục Sudan. Được biết dưới cái tên Site 117 (địa điểm 117), nghĩa trang này đã được xác định là có tới 12.000 - 14.000 tuổi. Có 59 bộ xương được bảo quản cẩn thận trong nghĩa trang trong đó 24 bộ xương có các dấu vết bị thương do đá (vũ khí của thời đó). Cần chú ý một chi tiết là thời kỳ này trùng lặp với một thời kỳ khủng hoảng sinh thái: nước thượng nguồn tăng nhanh khiến lòng sông đã biến thành một lũng sâu. Đồng bằng bị nước ngập và sau đó lại bị hạn hán khiến dân cư bị mất nguồn lương thực. Bên ngoài Site 117, kiểm tra kỹ càng khoảng 100 bộ xương thì chỉ khoảng một tá bộ xương người Homo sapiens độ tuổi khoảng hơn 10.000 năm có những dấu hiệu bạo lực giữa người với người.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...