Tiểu Luận Nguồn gốc bản chất lợi nhuận - vai trò của nó ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
    Năm 1986 nước ta tiến hành cải cách nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Có thể nói đó là mốc lớn trong lịch sử của đất nước ta, từ đó đến nay chúng ta đã chứng kiến bao đổi thay, bao thành tựu mà chúng ta đã đạt được. Tuy nhiên để vận hành một nền kinh tế thị trường có hiệu quả thì chung ta còn phải nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu nhiêù nhiều khía cạnh của kinh tế thị trường để áp dụng cho nền kinh tế nước ta. Nước ta muốn thực hiện chính sách phát triển kinh tế có hiệu quả thì người “cầm lái” phải là người hiểu biết sâu rộng trong công việc lắm bắt vấn đề để đưa ra các phương án tối ưu. các chính sách phải hình thành từ sự hiểu biết sâu sắc những gì nó đem lại và những gì nó gây ra trong hiện tại và tương lai. Đứng trên tầm vi mô và vĩ mô.
    Xuất phát từ nguyên tắc trên với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nước ta đang chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chúng ta mong mỏi cho quá trình phát triển triển kinh tế thành công để đến năm 2020 nước ta hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vì thế không ai khác, không phải một tổ chức nào khác, một quốc gia nào khác có thể giúp đỡ chúng ta mà chúng ta phải tự vận động, phải tự vươn lên, tự tìm ra con đường phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay. yêu cầu đặt ra là chúng ta
    phải hiểu rõ những bản chất, nguồn gốc của những yếu tố bên trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là lợi nhuận. Đó chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường. Vậy thế nào là lợi nhuận ? Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận là gì ? Và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế thị trường mà ta lại có thể xem nó là yếu tố chính yếu ?
    Đây là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn. Quá trình nghiên cứu nó phải xuất phát từ các quan điểm của các học thuyết trước Mác kết hợp với quan điểm của Mác và thực tiễn hiện nay.

    Quá trình nghiên cứu sẽ giúp ta giải đáp được các câu hỏi luôn đặt ra trong lý luận cũng như trong thực tiễn về sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, những biến đổi xã hội, .để thấy được qúa trình phát triển của Việt Nam.
    Trong quá trình viết bài về đề tài này với một kiến thức vẫn còn chưa thực sâu rộng, còn có nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của các thầy giáo và bạn đọc về những ưu điểm và nhược điểm của em trong việc thực hiện đề tài .

    Sinh viên :
    PHẦN II: NỘI DUNG
    CHƯƠNG I - NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA
    LỢI NHUẬN


    I Một số quan điểm về lợi nhuận
    1. Quan điểm về lợi nhuận của trường phái trọng thương
    Chủ nghĩa trọng thương - tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trước hết ở Anh, sau đó ở Pháp, Ý và các nước khác,vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ XVII và sau đó bị suy đồi. Nó ra đời trong bối cảnh: phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, đang chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường.
    Mặc dù thời kỳ này chưa biết đến quy luật kinh tế và còn hạn chế về qui luật nhưng hệ thống quan điểm Học thuyết kinh tế trọng thương đã tạo ra nhiều tiền đề về kinh tế xã hội cho các lý luận kinh tế thị trường sau này phát triển, điều này được thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị là tiền. Mục đích hoạt động của kinh tế hàng hoá thị trường là lợi nhuận.
    “Học thuyết kinh tế trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ, bán đắt mà có.”
    Nhưng trong giai đoạn này các Nhà kinh tế học chưa hiểu quan hệ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Vì ở giai đoạn đầu của thời kỳ này các nước tư bản đã đưa ra các chính sách làm tăng của cải tiền tệ, giữ cho khối lượng tiền không ra nước ngoài, tập trung buôn bán để Nhà nước dễ kiểm tra, bắt buộc các thương nhân nước ngoài đến buôn bán phải dùng số tiền mà họ có mua hết số hàng mang về nước họ, .ở giai đoạn sau họ dùng chính sách xuất siêu để có chênh lệch, mang tiền ra nước ngoài để thực hiện mua rẻ bán đắt .
    Với những chính sách đưa ra nhằm đạt được như trên của các nước tư bản chỉ mang tính chất bề mặt nông cạn. Chứng tỏ quan điểm về lợi nhuận cũng như kinh tế chưa có “chiều sâu” thực chất. Chính điều này đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong nền kinh tế. Đòi hỏi phải thoát khỏi phương pháp kinh nghiệm thuần túy. Phải phân tích kinh tế xã hội với tư cách là một chỉnh thể.
    2. Quan điểm về lợi nhuận của trường phái kinh tế chính trị học tư bản Cổ điển Anh
    Trong thời kỳ chủ nghĩa trọng thương, sự hoạt động của tư bản chủ yếu là trong lĩnh vực lưu thông. Do quá trình phát triển của công trường thủ công, tư bản chuyển sang quá trình sản xuất. Lúc này các vấn đề kinh tế của sản xuất đã vượt quá khả năng giải thích của lý thuyết chủ nghĩa trọng thương và học thuyết kinh tế Cổ điển xuất hiện. Các nhà kinh tế học của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Lần đầu tiên họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và qui luật của nền kinh tế thị trường. Như phạm trù lợi nhuận, địa tô,lợi tức, .Trong đó có một số quan điểm về lợi nhuận nổi bật là quan điểm của: William Petty, AdamSmith, David Ricardo.
    a. William Petty.
    William Petty không trình bày lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp: ông trình bày hai hình thái giá trị thặng dư là địa tô và lợi tức. Theo ông, địa tô là số chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm tiền lương và giống má. Trong khái niệm về địa tô của William Petty, một mặt ông đã đồng nhất địa tô với lợi nhuận, mặt khác, ta có thể rút ra kết luận logic: Số chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí và chi phí sản xuất là giá trị thặng dư. Từ luận điểm này, CMác cho rằng, công lao của William Petty là đã chỉ ra nguồn gốc giá trị thặng dư, mầm mống lý luận về bóc lột theo lối tư bản chủ nghĩa. William Petty đã nghiên cứu địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối. Về lợi tức ông cho rằng, lợi tức là tô của tiền, mức lợi tức phụ thuộc vào mức địa tô. Như vậy William Petty đã cho rằng lợi nhuận là khoản dôi ra so với chi phí sản xuất và William Petty cho rằng phần lợi nhuận dôi ra phụ thuộc vào nhà tư bản là hợp lý. Đó là công lao về sự mạo hiểm của nhà tư bản ứng tiền ra sản xuất.
    b. AdamSmith (1723 - 1790)
    Ông cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của người lao động, chúng đều có nguồn gốc là lao động không được trả công của công nhân. Ông chỉ ra lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận mà nhà tư bản hoạt động bằng tiền đi vay phải trả cho chủ nó để được sử dụng tư bản. Ông đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận và xu hướng tỉ suất lợi nhuận giảm sút do khối lượng tư bản đầu tư tăng lên. Xuất phát từ sự phân tích giá trị hàng hoá do người công nhân tạo ra AdamSmith thấy một thực tế là công nhân chỉ nhận được một phần tiền lương, phần còn lại địa tô và lợi nhuận của tư bản. Theo ông địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động. Về mặt lương, nó là dôi ra ngoài tiền lương công nhân và lợi nhuận tư bản. Về mặt chất, nó phản ánh quan hệ bóc lột. Ông đã phân biệt địa tô và tiền tô. Theo ông địa tô cộng với lợi tức tư bản đầu tiên tự cải tạo đất bằng tiền tô. Điều này tiến bộ hơn các học thuyết trước đây. Tuy nhiên ông còn cho rằng sở dĩ nông nghiệp có địa tô, vì lao động nông nghiệp có năng suất lao động cao hơn công nghiệp và ông phủ nhận địa tô tuyệt đối. Ông cho rằng nếu thừa nhận địa tô tuyệt đối là vi phạm qui luật giá trị.
    c. David Ricardo
    Nếu như AdamSmith sống trong thời kỳ công trường thủ công phát triển mạnh mẽ thì David Ricardo sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Đó là điều kiện khách quan để ông vượt được ngưỡng giới hạn mà AdamSmith dừng lại. Ông là người kế tục suất sắc của AdamSmith. Theo CMác, AdamSmith là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công còn David Ricardo là nhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp. Ông còn sử dụng phương pháp khoa học tự nhiên, sử dụng công cụ trừu tượng hoá, đồng thời áp dụng các phương pháp khoa học chính xác, đặc biệt là phương pháp suy diễn để nghiên cứu kinh tế chính trị học.
    Về lợi nhuận, David Ricardo cho rằng: “Lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân”. ông đã thấy xu hướng giảm sút tỉ xuất lợi nhuận và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập giữa ba giai cấp: Địa chủ, công nhân và tư bản. Ông cho rằng do qui luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm, giá cả nông phẩm tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng và địa tô tăng lên còn lợi nhuận không tăng. Như vậy theo ông địa chủ là người có lợi, công nhân không có lợi cũng không bị hại, còn phần nhà tư bản thì có hại vì tỉ suất lợi nhuận giảm xuống. Nhưng hạn chế của ông là không phân biệt được lợi nhuận và giá trị thặng dư.
     
Đang tải...