Tiểu Luận Nguồn gốc, bản chất địa tô tư bản. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đó đối với nông nghiệp ở nước ta tron

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    “Tư Bản” tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị của C.Mác, công trình chủ yếu mà Mác đã dành cả cuộc đời mình để xây dựng. Tác phẩm lý luận và phương pháp luận thiên tài ấy đã có ảnh hưởng lớn lao đến vận mệnh phát triển của toàn thế giới. Tiến trình phát triển của xã hội trong thời kỳ chủ nghĩa Mác xuất hiện đòi hỏi phải tìm ra những quy luật vận động thật sự của xã hội loài người. Từ khi có một giai cấp mới là giai cấp công nhân bước lên vũ đài lịch sử đã nảy sinh nhu cầu cấp bách phải làm sáng tỏ cơ sở tồn tại của CNTB, tương lai biến đổi của nó và triển vọng của cuộc đấu tranh giai cấp. Trong bộ “Tư bản”, Mác đã phát hiện những tính quy luật sự phát sinh phát triển của CNTB, vạch rõ tính hạn chế về mặt lịch sử của nó, luận chứng về mặt kinh tế, sự hình thành các tiến đề khách quan và chủ quan của cách mạng XHCN do tính chất gay gắt của những mẫu thuẫn mà nó nảy sinh từ chính trong lòng xã hội tư bản. Từ trước cho đến nay, các nhà tư tưởng tư sản vẫn phủ nhận học thuyết Mácxít về giá trị và giá trị thặng dư( từ học thuyết này Mác rút ra kết luận: CNTB tất yếu phải được thay thế bằng CNXH). Song tiến trình khách quan của lich sử đã, đang và vẫn tiếp tục khẳng định sức sống và tính chất đúng đắn của lý luận kinh tế trong bộ “Tư bản”. Có thể khẳng định hoàn toàn có cơ sở rằng, trong toàn bộ lịch sử đã qua không một cuốn sách nào về khoa học xã hội có thể sánh ngang hàng với bộ Tư bản về ảnh hưởng đối với sự phát triển lý luận và thực tiễn đấu tranh cách mạng. Bộ Tư bản gồm 4 quyển có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong cuốn C.Mác, Lịch sử cuộc đời ông, Mê rinh, nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào công nhân Đức đã nói một cách chính xác và giàu hình ảnh về mối liên hệ giữ 4 quyển của Tư bản như sau: “ Nếu nhìn chung toàn bộ công trình của Mác, có thể nói rằng quyển thứ nhất cùng với học thuyết về giá trị, tiền lương và giá trị thặng dư được trình bày trong đó đã làm sáng tỏ nền móng của xã hội hiện đại, còn quyển thứ hai và quyển thứ ba cho thấy các tầng của ngôi nhà đã được xây dựng trên nền móng đó. Trong quyển thứ nhất, chúng ta lần mò tìm kiếm nguồn gốc làm giàu của CNTB trong các công xưởng, dưới hầm sâu của lao động xã hội. Trong quyển thứ hai và quyển thứ ba, chúng ta chuyển lên trên mặt đất, lên sân khấu chính thức của xã hội”. Trong quyển 4 bộ Tư Bản, “Các học thuyết giá trị thặng dư”, thì Mác đã phân tích có phê phán lịch sử KTCT trên quan điểm học thuyết giá trị thặng dư. Từ trước đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về địa tô, có nhiều mặt, nhiều khía cạnh đã được khai thác song không phải mặt nào cũng được khai thác đầy đủ, toàn diện. Vì vậy, em chọn đề tài: “Nguồn gốc, bản chất địa tô tư bản. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đó đối với nông nghiệp ở nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhằm đóng góp một phần nhỏ trong mảng nghiên cứu vấn đề trên.
    Tháng 10 năm 2012
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...