Tài liệu Nguồn gốc - Bản chất của lợi nhuận

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nguồn gốc - Bản chất của lợi nhuận

    Lời mở đầuTrong quá tŕnh đi t́m hiểu giá máy vi tính, em thấy cùng một loại máy vi tính như nhau nhưng giá bán tại mỗi cửa hàng lại khác nhau và khác so với giá gốc được bán bởi nhà cung cấp.Do đó em băn khoăn tự hỏi mức chênh lệch giá đó có phải là lợi nhuận không? Có phải bản chất của lợi nhuận có phải là “mua rẻ bán đắt hay không”? Là một sinh viên khối kinh tế, em cảm thấy rằng ḿnh c̣n phải trang bị nhiều kiến thức về kinh tế và về lí luận để h́nh thành cho ḿnh một phương pháp luận khoa học. Do đó khi nhận được yêu cầu viết tiểu luận em đă chọn đề tài: “Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận”, đây là vấn đề khá thú vị và em đă cố gắng t́m ṭi, t́m hiểu về vấn đề này. Em đă nghiên cứu đề tài này từ các quan điểm tư tưởng của các nhà kinh tế học trước Marx như Adam Smith, David Ricardo. Hai ông đă có những quan điểm sai lầm do không hiểu được đặc điểm của nền sản xuất TBCN. Chỉ có Mác sau khi nghiên cứu nền sản xuất TBCN đă rót ra được bản chất của lợi nhuận là giá trị thặng dư.
    Liên hệ thực tế với Việt Nam: Chóng ta đang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước th́ lợi nhuận quyết định sự sống c̣n, tồn tại phát triển hay là phá sản của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận phải thực sự từ năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh chân chính từ tài năng quản lư kinh doanh của mỗi doanh nghiệp .Bởi lẽ đó nên em chọn đề tài này:
    “Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận
    và vai tṛ của lợi nhuận trong cơ chế thị trường”.
    Đó chính là nội dung em muốn đề cập trong tiểu luận này. Tuy nhiên với kiến thức Ưt ỏi của ḿnh em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong tiểu luận nên em mong nhận được sự bổ sung, phê phán của thầy,cô. Em xin chân thành cảm ơn thầy,cô đă cung cấp phần lớn kiến thức và phương pháp luận để em hoàn thành tiểu luận này.
    Hà nội tháng 9 năm 2006
    Sinh Viên
    Phạm Minh Châu
    Líp 70141 – Khoa Tài chính – Học Viện Ngân Hàng

    phần INguồn gốc bản chất của lợi nhuận

    I. Các quan điểm trước Mác về lợi nhuận.1. Quan điểm của trường phái trọng thương:Trường phái này ra đời từ giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 17 trong điều kiện chế độ phong kiến bị tan ră và chủ nghĩa tư bản thực hiện tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản. Họ là những nhà kinh tế học đầu tiên đi t́m nguồn gốc, đi t́m lợi nhuận trong lưu thông. Họ đă sống trong thời đại tư bản tư nhân và ngoài tư bản tư nhân ra, họ không biết một h́nh thái tư bản nào khác, họ cũng không biết một h́nh thức lợi nhuận nào khác ngoài lợi nhuận thương nghiệp. V́ tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lưu thông nên không thấy làm lạ ǵ họ chỉ chú ư đến lưu thông. Theo họ lợi nhuận thương nghiệp là kết quả do lưu thông, mua bán trao đổi sinh ra, là do kết quả của việc mua rẻ bán đắt mà có.
    2. Quan điểm của trường phái trọng nông:Trường phái trọng nông đă chuyển việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Đây là một bước tiến bộ so với trọng thương. Trong phái trọng nông là các nhà kinh tế học Pháp thế kỷ 18 nhưng họ vẫn nêu ra được một lư luận đúng đắn về lợi nhuận. Tư tưởng của họ là: sản phẩm thặng dư, do đó cả lợi nhuận nữa cũng được tạo ra trong nông nghiệp. V́ vậy, họ chỉ coi lao động trong nông nghiệp là lao động sản xuất, c̣n mọi lao động khác - không những trong thương nghiệp mà cả trong nông nghiệp đều bị họ coi là lao động không sinh lợi.
    3. Quan điểm của trường phái cổ điển Anh:Các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh nh­: Adam Smith và David Ricardo đều phân tích lư luận về lao động. Trên thực tế họ coi lợi nhuận là kết quả của lao động thặng dư. Nhưng họ không tŕnh bày nguyên lư đó một cách rơ ràng, chưa nêu ra được một lư luận hoàn chỉnh về lợi nhuận.
    + Theo Adam Smith, lợi nhuận tham gia vào việc h́nh thành giá trị với tư cách một nhân tố h́nh thành giá cả nhưng chưa nêu được nguồn gốc của lợi nhuận.
    + Ricardo đă đi xa hơn Smith. Theo ông, lợi nhuận và tiền công là 2 bộ phận của giá trị do lao động tạo nên. Ông đă đưa ra một số kết quả quan trọng là: lợi nhuận và tiền công đối lập nhau. Sự tăng hay giảm của một trong hai yếu tố đó đều sẽ gây ra sự giảm hay tăng của yếu tố kia. Từ đó, Ricardo cũng khẳng định việc tăng hay giảm lợi nhuận hoặc tiền công không có ảnh hưởng ǵ đến giá cả mà chỉ ảnh hưởng đến sự phân phối giá trị giữa công nhân với các nhà tư bản. Vậy, Ricardo đă quy lợi nhuận thành giá trị thặng dư. Tuy nhiên, Ricardo vẫn không nêu ra được khái niệm giá trị thặng dư. Khi nói đến năng suất lao động, ông không có ư định coi đó là nguyên nhân tồn tại của giá trị thặng dư, mà chỉ có ư định coi đó là nguyên nhân quyết định của lượng giá trị thặng dư mà thôi. Như vậy, Ricardo đă bỏ qua giá trị thặng dư và chỉ quan tâm đến h́nh thái học của nó: lợi nhuận, lợi tức, lợi tô, những cái mà ông đă quy về nguồn gốc của chúng, về lao động không được trả công. Sai lầm của Ricardo ở chỗ coi chủ nghĩa tư bản là một h́nh thức tư bản của nền sản xuất xă hội nên ông đă có nhiều luận điểm sai lầm và mâu thuẫn. 1 - Mức tăng của lợi nhuận phụ thuộc vào mức tăng của năng suất lao động, nhưng Ricardo lại hoàn toàn không hiểu rơ thực chất của lợi nhuận ở chỗ: Một mặt lợi nhuận là h́nh thái biến tướng của giá trị thặng dư, mặt khác nó là h́nh thái đặc biệt của giá trị thặng dư. 2- Lợi nhuận và tiền công là hai bộ phận của cùng một giá trị do lao động quyết định.
    Nh́n chung, các nhà kinh tế cổ điển đă chuyển việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất nên họ đă xây dựng khoa kinh tế chính trị học với tư cách là một môn khoa học. Do không hiểu được đặc điểm của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nên họ không thể giải quyết cả vấn đề tư bản lẫn vấn đề lợi nhuận. Chỉ có Mác, sau khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như là sự thống nhất giữa hai giai đoạn sản xuất tư bản chủ nghĩa và giai đoạn lưu thông tư bản chủ nghĩa mới quy được lợi nhuận thành giá trị thặng dư tức là nghiên cứu lợi nhuận dưới h́nh thái chung nhất của nó.
    II. Học thuyết giá trị thặng dư và lư luận lợi nhuận
    của C.Mác.1. Sự tạo ra giá trị thặng dư.Trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giá trị sử dụng không phải là mục đích. Giá trị sử dụng được sản xuất chỉ v́ nó là vật mang giá trị trao đổi. Nhà tư bản muốn sản xuất ra một giá trị sử dụng có một giá trị trao đổi, nghĩa là một hàng hoá. Hơn nữa, nhà tư bản muốn sản xuất ra một hàng hoá có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động mà nhà tư bản đă bỏ ra để mua, nghĩa là muốn sản xuất ra giá trị thặng dư. Để hiểu rơ quá tŕnh sản xuất ra giá trị thặng dư, người ta nghiên cứu bài toán sau đây:
    Chi phí TBCN để sản xuất, gồm có chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến, tức là những chi phí về tư liệu sản xuất và tiền lương công nghiệp. Đối với tư bản hàng hoá đáng giá bao nhiêu là tính theo tư bản đă chi phí, đối với xă hội hàng hoá đáng giá bao nhiêu là tính theo lao động đă hao phí. Bởi vậy, những chi phí TCBN để sản xuất ra hàng hoá, thấp hơn giá trị của hàng hoá Êy, tức là thấp hơn những chi phí sản xuất thực tế. Chỗ chênh lệch giữa giá trị hay chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất TBCN, là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm không. Để hiểu rơ hơn quá tŕnh này, ta nghiên cứu bài toán sau:
    Giả định để sản xuất 10kg bông, giá trị 10.000đ. Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải làm việc trong 6 giờ và hao ṃn máy móc là 2.000đ. Giá trị sức lao động trong một ngày của công nhân là 6.000đ, trong một giờ lao động sản xuất toàn bộ bông biến thành sợi”. Vậy nếu người công nhân làm việc trong 6 công nhân tạo ra một giá trị là 1.000đ, cuối cùng ta giả định rằng: “Trong quá tŕnh giờ th́ không tạo ra giá trị thặng dư. Tuy nhiên nhiên, sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau mà nhà tư bản đă tính đến trước khi mua sức lao động trong ngày. Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó thuộc về nhà tư bản. Trên thực tế, nhà tư bản bắt công nhân làm việc hơn 6 giờ, giả sử là 12 giê trong 1 ngày.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Chi phí sản xuất TBCN
    - Tiền mua bông là 2.000đ
    - Hao ṃn máy móc 4.000đ
    - Tiền mua sức LĐ trong 1 ngày:
    24.000đ
    [/TD]
    [TD]Giá trị của sản phẩm mới (20kg sợi)
    - Giá trị của bông được chuyển vào sợi
    - Giá trị máy móc được chuyển vào sợi 4.000đ
    - Giá trị LĐ của CN tạo ra trong 12 giờ LĐ:
    36.000đ
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Nh­ vậy, toàn bộ chi phí của nhà tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động là 30.000đ. Trong 12h lao động, công nhân tạo ra một sản phẩm mới (20kg sợi) có giá trị bằng 36.000đ, lớn hơn giá trị ứng trước của nhà tư bản:
    36.000đ - 30.000đ = 6.000đ. Vậy 30.000đ ứng trước chuyển hoá thành 36.000đ, được một giá trị thặng dư là 6.000đ. Vậy tiền đă biến thành tư bản. Phần giá trị mới dôi ra so với giá trị sức lao động gọi là giá trị thặng dư.
    Thông qua việc nghiên cứu quá tŕnh sản xuất giá trị thặng dư trên, ta thấy rằng giá trị sản phẩm mới được sản xuất ra có 2 phần:
    + Giá trị cũ: giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của người công nhân mà được bảo tồn và duy chuyển vào giá trị của sản phẩm mới (24.000đ).
    + Giá trị mới: giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá tŕnh lao động (6.000đ).
    Nh­ vậy, giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
    Nhận xét về học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác: Lênin đă từng đánh giá học thuyết giá trị thặng dư là “Ḥn đá tảng” của toàn bộ học thuyết kinh tế của Mác, ở trong học thuyết giá trị thặng dư, Mác đă vạch rơ bản chất bóc lột của nhà tư bản, đă chứng minh công thức của nhà tư bản và giá trị thặng dư là do công nhân sáng tạo ra bị nhà tư bản chiếm không. Nếu xét trên góc độ kinh tế, giá trị thuộc về nhà tư bản nhưng giá trị sử dụng lại thuộc về xă hội. Do đó, công nhân càng tạo ra nhiều giá trị thặng dư th́ xă hội càng nhiều của cải. Nếu công nhân không tạo ra giá trị thặng dư người tư bản không được ǵ, sản phẩm xă hội không tăng lên, kinh tế không phát triển. Chính v́ thế, giai cấp tư bản t́m thấy lao động thặng dư là một phát minh vĩ đại để tạo ra bước tăng trưởng kinh tế và chính ḷng khao khát lao động thặng dư bằng mọi cách đă làm cho nền kinh tế phát triển nhảy vọt từ khi họ lên nắm địa vị chính trị. Ở bề ngoài xă hội th́ không có giá trị thặng dư mà chỉ có lợi nhuận thôi.
    2. Lợi nhuận.Giá trị của hàng hoá sản xuất trong xă hội TBCN, bao gồm ba bộ phận: 1 - Giá trị của tư bản bất biến (c) (một phần giá trị của máy móc, nhà xưởng, giá trị của nhiên liệu, .). 2- Giá trị tư bản khả biến (v). 3- Giá trị thặng dư (m): Lượng giá trị của hàng hoá là do số người lao động xă hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá quyết định. Nhưng nhà tư bản không hao phí lao động bản thân vào sản xuất hàng hoá, mà chỉ bỏ tư bản vào đó thôi.
    Chi phí tư bản chủ nghĩa để sản xuất hàng hoá, gồm có những chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến (c + v), tức là những chi phí về tư liệu sản xuất và tiền lương công nhân. Đối với nhà tư bản, hàng hoá đáng giá bao nhiêu là tính theo tư bản đă chi phí, đối với xă hội, hàng hoá đáng giá bao nhiêu là tính theo lao động đă hao phí. Bởi vậy những chi phí tư bản chủ nghĩa để sản xuất hàng hoá, thấp hơn giá trị sản xuất thực tế (c + v + m). Chỗ chênh lệch giữa giá trị hay chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giá trị thặng dư (m) mà nhà tư bản chiếm không.
    Khi nhà tư bản hàng hoá do xí nghiệp của ḿnh sản xuất ra, th́ giá trị thặng dư biểu hiện thành một số thừa ngoài chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi xác định mức thu nhập của xí nghiệp, nhà tư bản so sánh số thừa đó với số tư bản đă ứng trước tức là tổng tư bản đă bỏ vào sản xuất. Giá trị thặng dư, khi so sánh với tổng tư bản, th́ biểu hiện thành h́nh thức lợi nhuận. V́ giá trị thặng dư bị đem so sánh không phải với tư bản khả biến mà với toàn bộ tư bản cho nên chỗ khác nhau giữa tư bản bất biết dùng vào việc mua tư liệu sản xuất và tư bản khả biến dùng vào việc mua sức lao động bị xoá mờ đi. Do đó mà sinh ra cái vẻ bề ngoài giả dối khiến cho người ta tưởng lầm rằng: lợi nhuận là do tư bản đẻ ra. Nhưng sự thật th́ nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư, và giá trị thặng dư chỉ là do lao động của công nhân sáng tạo ra trong quá tŕnh sử dụng lao động, mà giá trị của nó thể hiện ở tư bản khả biến. Lợi nhuận là giá trị thặng dư so sánh với số tư bản đă bỏ vào sản xuất; nh́n bề ngoài giá trị thặng dư có vẻ như là kết quả của số tư bản Êy. V́ vậy Mác gọi lợi nhuận là h́nh thái biến tướng của giá trị thặng dư. Và nh­vậy, h́nh thức lợi nhuận đă che giấu quan hệ bóc lột bằng cách tạo ra quan niệm sai lầm rằng: lợi nhuận là do chính bản thân tư bản đẻ ra. Chính các h́nh thức của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đă làm lu mờ và che giấu thực chất bóc lột của nó.
    Nếu gọi lợi nhuận là p, th́ công thức GT = c + v + m = k + m sẽ chuyển hoá thành GT = k + p hay giá trị hàng hoá = chi phí sản xuất + lợi nhuận vậy, cức thoạt nh́n ta thấy rằng p và m cùng là một. Tuy nhiên giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư không phải là hoàn toàn thống nhất mà giữa chúng cũng có sự khác nhau.
    Về mặt chất: giá trị thặng dư phản ánh nguồn gốc sinh ra từ tư bản lưu động, là biểu hiện của lao động thặng dư; c̣n lợi nhuận được xem là toàn bộ tư bản ứng trước đề ra. Giá trị thặng dư là biểu hiện của quan hệ giai cấp; c̣n lợi nhuận biểu hiện mối quan hệ giữa vật với vật.
    Về mặt lượng: nếu hàng hoá bán đúng giá trị của nó th́ người ta đă thực hiện được một lợi nhuận rồi. Lợi nhuận đó bằng giá trị thừa ra ngoài chi phí sản xuất hàng hoá, tức là bằng toàn bộ giá trị thặng dư chứa đựng trong giá trị của hàng hoá (m = p). Nhưng nhà tư bản có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó mà vẫn có lợi nhuận. Bởi v́ chừng nào có giá bán của hàng hoá c̣n cao hơn chi phí sản xuất của nó, dù giá bán thấp hơn giá trị của nó th́ bao giờ cũng vẫn thực hiện được một bộ phận giá trị thặng dư chứa đựng trong đó. Như vậy, lợi nhuận là một phạm trù trong lưu thông. Nhà tư bản thu được lợi nhuận nhiều hay Ưt phụ thuộc vào giá trị hàng hoá. Lợi nhuận xoay quanh giá trị thặng dư cũng nh­ giá cả dao động quanh giá trị nhưng tổng giá trị thặng dư bằng tổng lợi nhuận cũng nh­ tổng giá trị bằng tổng giá cả.
    Tóm lại, sự khác nhau giữa lợi nhuận giá trị thặng dư cũng giống nh­ sự khác nhau giữa giá trị và giá trị trao đổi. Lợi nhuận là sự thể hiện, tức là “h́nh thái biến tướng” của giá trị thặng dư. Và cũng nh­ khi nghiên cứu giá trị, thoạt tiên Mác gạt bỏ h́nh thái giá trị của nó, tức giá trị trao đổi. Chỉ sau khi lần ṃ vết tích của giá trị, Mác mới trở lại giá trị trao đổi. Ở đây cũng thế, thoạt tiên Mác nghiên cứu giá trị thặng dư mà không đả động ǵ đến các h́nh thái của nó, Mác chỉ giải thích thực chất của giá trị thặng dư, xét xem nó được sản xuất như thế nào và ai sản xuất nó. Chỉ sau khi nghiên cứu nh­ thế, Mác mới chuyển sang nghiên cứu h́nh thái của nó tức là nghiên cứu lợi nhuận. Nhưng lúc này phạm vi sản xuất sang một bên và chuyển sang phạm vi lưu thông, v́ giá trị thặng dư chỉ chuyển hoá thành lợi nhuận trong lưu thông. Nh­ vậy, Mác đă chỉ ra rằng: giá trị thặng dư biểu hiện thực chất của phương thức sản xuất TBCN. C̣n lợi nhuận là một trong những “h́nh thái cụ thể” mà dưới h́nh thái đó tư bản hiện ra ở bề mặt của xă hội.
    3. Tỷ suất lợi nhuận.Đối với người chủ xí nghiệp th́ mức lăi của xí nghiệp TBCN cao hay thấp là do tỷ suất lợi nhuận quyết định. Tỷ suất lợi nhuận là biểu hiện tỷ số giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản (P’ = m/k.100%). Ví dụ: nếu tư bản ứng trước là 20.000$, nếu lợi nhuận hàng năm là 40.000$ th́ tỷ suất lợi nhuận là 40.000/20.000.100% = 20%.
    Sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận được hoàn thành ở sự chuyển hoá tỷ suất giá trị thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận. Sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận đă nằm trong việc chia giá trị của hàng hoá thành chi phí sản xuất kinh tế tăng thêm ngoài chi phí sản xuất, nhưng sự chuyển hoá đó được biểu hiện một cách độc lập và đặc thù trong tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận biểu hiện tỷ số giữa số tăng thêm nói trên với tổng tư bản. Do đó, nó củng cố Ên tượng cho rằng lợi nhuận là “con để” của tư bản.
    Dưới chế độ TBCN, mức độ bóc lột lao động của người khác mang h́nh thức tăng giá trị, biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư, như vậy sẽ không tránh khỏi việc phải chuyển tỷ suất giá trị thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận bởi v́ cả bản thân giá trị lẫn mức tăng giá trị đều chỉ có thể hiện trong lưu thông. Nhưng trong lưu thông c̣n có sự khác nhau giữa tư bản khả biến và tư bản bất biết, giá trị của hàng hoá chia ra thành chi phí sản xuất và số tăng thêm ngoài chi phí sản xuất. Do đó trong biểu thức về mức độ, bóc lột tỷ số giữa giá trị thặng dư với tư bản khả biến (m/v), đă chứa đựng sự chuyển hoá tỷ số Êy thành tỷ số giữa giá trị thặng dư với tổng tư bản (m/(c+v)) hay (m/k) trên thực tế, các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà c̣n quan tâm nhiều hơn đến tỷ suất lợi nhuận. Bởi v́ tỷ suất lợi nhuận cho biết nhà tư bản đầu tư vào đâu th́ có lợi. Đối với nhà tư bản nếu P’=100% th́ đầu tư khắp nơi, nếu P’=200% th́ sẽ bất chấp cả pháp luật và c̣n nếu P’=300% th́ treo cổ nhà tư bản vẫn cứ làm.
    Do đó, tỷ suất lợi nhuận không chỉ là mục tiêu theo đuổi mà c̣n là động lực chính, là yếu tố để cạnh tranh, là sự thèm khát vô hạn. Trên thực tế th́ tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan như tỷ suất giá trị thặng dư, tiết kiệm tư bản bất biến, cấu tạo hữu cơ, tốc độ chu chuyển, . Bởi thế, các nhà tư bản đầu tư vào Việt Nam đang tập trung vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, thu lợi nhuận nhanh nh­ chủ nghĩa khai thác, du lịch.
    4. Sự h́nh thành tỷ suất lợi nhuận b́nh quân.Trong cuộc đấu tranh giành chỗ đầu tư có lợi nhất, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau kịch liệt. Họ muốn đầu tư vào những ngành sản xuất có triển vọng thu được nhiều lợi nhuận hơn trong khi theo đuổi lợi nhuận cao, tư bản chuyển từ ngành này sang ngành khác, kết quả là h́nh thành nên tỷ suất lợi nhuận b́nh quân và tiến hành phân phối lao động và tư bản sản xuất giữa các ngành sản xuất TBCN.
    Giả sử trong xă hội có ba ngành: Ngành da, ngành dệt và ngành chế tạo máy móc, với số tư bản bằng nhau, nhưng cấu tạo hữu cơ th́ khác nhau. Tư bản ứng trước trong mỗi ngành Êy là 100 đơn vị (thí dụ là 100 triệu đồng đôla). tư bản của ngành da gồm 70 đơn vị là tư bản bất biến và 30 đơn vị là tư bản khả biến; tư bản của ngành dệt gồm có 80 đơn vị là tư bản bất biến và 20 đơn vị là tư bản khả biến; và tư bản của ngành chế tạo máy móc gồm có 90 đơn vị là tư bản bất biến và 10 đơn vị là tư bản khả biến. Giả sử tỷ suất giá trị thặng dư trong cả ba ngành đều nh­ nhau: 100%. Nh­ thế th́ giá trị thặng dư tạo ra trong ngành da sẽ là 30 đơn vị, trong ngành dệt là 20 và trong ngành chế tạo máy móc là 10. Giá trị của hàng hoá trong ngành thứ nhất sẽ là 130, trong ngành thứ hai là 120, trong ngành thứ ba là 110, và trong toàn bộ cả ba ngành là 360 đơn vị.
    Nếu hàng hoá bán ra theo giá trị của nó, th́ tỷ suất lợi nhuận trong ngành da sẽ là 30% ((30/100).100), trong ngành dệt là 20% ((20/100).100), trong ngành chế tạo máy móc là 10% ((10/100).100). Phân phối lợi nhuận nh­ thế th́ sẽ rất có lợi đối với các nhà tư bản thuộc ngành da, nhưng không có lợi đối với các nhà tư bản thuộc ngành chế tạo máy móc. Khi Êy th́ các chủ xí nghiệp ngành chế tạo máy móc sẽ đi t́m nơi đầu tư có lợi hơn. Và họ sẽ thấy ngành da là nơi có lợi hơn cả. Thế là họ chuyển tư bản ở ngành chế tạo máy móc sang ngành da. Kết quả là số lượng hàng hoá sản xuất ra trong ngành da sẽ tăng lên, sự cạnh tranh tất nhiên sẽ sâu sắc thêm và sẽ bắt buộc các chủ xí nghiệp của ngành này phải giảm giá hàng hoá của họ xuống, điều đó sẽ đi đến chỗ hạ thấp tỷ suất lợi nhuận. Trái lại, trong ngành chế tạo máy móc, số lượng hàng hoá sản xuất ra sẽ Ưt đi, và sự thay đổi tương quan giữa cung và cầu sẽ giúp cho các chủ xí nghiệp nâng cao được giá hàng của họ lên và do đó tỷ suất lợi nhuận cũng tăng lên.
    T́nh trạng sụt giá trong ngành da và lên giá trong ngành chế tạo máy móc, sẽ tiếp diễn cho đến khi nào tỷ suất lợi nhuận trong cả ba ngành xấp xỉ bằng nhau mới thôi. Điều đó sẽ xảy ra khi mà hàng hoá của cả ba ngành đểu bán theo giá 120 đơn vị (130 + 120 + 110)/3.
    Lợi nhuận b́nh quân của mỗi ngành, trong những điều kiện Êy, sẽ là 20 đơn vị. Lợi nhuận b́nh quân là một lợi nhuận bằng nhau của những số tư bản bằng nhau bỏ vào các ngành sản xuất khác nhau.
    Việc b́nh quân hoá tỷ suất lợi nhuận và việc biến giá trị thành giá cả sản xuất càng che dấu thêm quan hệ bóc lột, càng che dấu thêm nguồn gốc làm giàu thực sự của bọn tư bản. Thực ra th́ sự h́nh thành tỷ suất lợi nhuận b́nh quân có nghĩa là phân phối lại giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản trong các ngành sản xuất khác nhau. Nhà tư bản thuộc ngành có cấu tạo hữu cơ tư bản cao, chiếm đoạt được một phần giá trị thặng dư do các ngành có cấu tạo hữu cơ tư bản thấp sáng tạo ra. Bởi vậy, công nhân không những bị nhà tư bản thuê ḿnh bóc lột, mà c̣n bị toàn bộ giai cấp các nhà tư bản bóc lột. Toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đều quan tâm đến việc nâng cao mức độ bóc lột công nhân, v́ điều đó làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận b́nh quân. Như Mác đă vạch rơ, tỷ suất lợi nhuận b́nh quân thay đổi tuỳ theo mức độ bóc lột của toàn bộ tư bản đối với toàn bộ lao động.
    III. Quan điểm của các nhà kinh tế tư sản hiện đại về
    lợi nhuận.1. Quan điểm của các nhà kinh tế tư sản hiện đại về lợi nhuận.Các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng: lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí. Trong đó, doanh thu của một hăng là số tiền mà nó kiếm được qua việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ trong mét giai đoạn nhất định, ví dụ như một năm. Chi phí của hăng là những phí tổn phải chịu khi sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ trong thời kỳ đó.
    Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hoá cho thị trường, các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá tŕnh sản xuất và kinh doanh. Họ mong muốn chi phí cho các đầu vào thấp nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí c̣n số dư dôi ra không chỉ sản xuất giản đơn mà c̣n tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường vị trí của ḿnh trên thị trường.
     
Đang tải...