Tài liệu Người tiền sử đã phát minh ra kính thiên văn?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Người tiền sử” đã phát minh ra kính thiên văn?


    Rõ ràng nguồn gốc và lịch sử của kính viễn vọng vẫn còn là điều bí ẩn. Nó thuộc về những thời đại vô cùng xa xưa, vượt xa sự tưởng tượng của chúng ta.


    Nhà khoa học kiêm triết gia Hy Lạp nổi tiếng Democritus (sống cách nay khoảng 2.400 năm) từng tuyên bố rằng Dải Ngân Hà gồm có vô số vì sao. Nếu không từng quan sát Ngân hà qua kính viễn vọng trong thực tế thì làm sao ông có thể tưởng tượng ra được điều đó? Ngoài Democritus còn có nhiều phát biểu của các triết gia Hy Lạp và La Tinh cổ đại cho thấy người ta đã sử dụng kính viễn vọng từ rất xa xưa.
    Các triết gia nổi tiếng thời cổ đại: Iamblichus và Democritus
    Triết gia nổi tiếng người Assyria cổ đại Iamblichus Chalcidensis nói rằng “Nhờ compa, thước, và teleskopein, khả năng nhìn được làm cho chính xác”. Trong đó, trong tiếng Hy Lạp cổ từ “tele” có nghĩa là “ở xa”, còn “skopein” nghĩa là “nhìn”. Vậy, trong thực tế người Hy Lạp đã sử dụng kính viễn vọng từ khi nào?

    Người Babylon vài ngàn năm trước đã biết rất nhiều điều về thiên văn học, chứng tỏ họ đã sở hữu kính thiên văn
    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người cổ đại đã dùng kính viễn vọng từ rất lâu. Các nhà thiên văn học Babylon, giống như được mô tả trong con dấu cổ đại bên trên, đã lập danh mục các ngôi sao cố định, đã quan sát và ghi chép lại về các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực của các hành tinh, và xác định đúng chiều dài vòng giao hội của mặt trăng. Họ cũng biết một năm có 365 ngày 6 tiếng 11 phút, chỉ sai khác hơn 1 phút so với hiểu biết hiện nay của chúng ta (365 ngày 6 tiếng 10 phút). Họ còn biết sự sắp xếp của các hành tinh trong Thái dương hệ và một số mặt trăng của chúng. Để biết được điều đó tất nhiên là phải sử dụng kính thiên văn. Trên các tấm đất sét được lưu trữ tại Bảo tàng Anh, niên đại khoảng năm 747 trước Công nguyên, có các ghi chép thiên văn học cho thấy họ đã quan sát một số mặt trăng của sao Mộc và sao Thổ. George Rawlinson, nhà Đông Phương học người Anh,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...