Luận Văn Người ta nói có trí thì làm quan, có gan thì làm giàu. Hãy chỉ ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu tiêu biể

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Người ta nói “có trí thì làm quan, có gan thì làm giàu”. Hãy chỉ ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu tiêu biểu của người Việt nam xét về góc độ làm giàu. Vì sao?

    Một nhà báo nước ngoài có nhận xét: “Tất cả triệu phú đôla của Việt Nam hiện nay hầu hết đều từng biết đói khổ là gì”. Khác với người giàu ở các xứ phát triển, những người giàu ở nước ta trong thập kỷ 20 hầu hết đều sống qua hoặc trưởng thành từ thời hậu chiến, thời bao cấp đói kém, hầu hết đều làm giàu từ tay không mà lên, chẳng mấy người có tài sản từ đời trước để lại. Sau đó khi kinh tế bùng nổ trong những năm 2000, có một thế hệ doanh nhân khác xuất hiện. Thế hệ này lại quá no đủ, ra đời trong các gia đình bắt đầu tích lũy, lớn lên lúc thời bao cấp vừa kết thúc nên không biết mùi . đau khổ. Ngay sau đó thời mở cửa, rất nhiều người được du học nước ngoài . Do đó, thế hệ doanh nhân trẻ này hầu hết chỉ thấy những mặt màu hồng của kinh tế - kinh doanh. Họ thừa những văn minh mà cha mẹ họ thiếu và thiếu những đau khổ mà cha mẹ họ có thừa. Hai thế hệ lại quá bận rộn khi kinh tế đang bùng nổ nên kinh nghiệm và kiến thức này chưa kịp bổ sung cho nhau.
    Việt Nam mở cửa nền kinh tế được 20 năm vị trí và vai trò của doanh nhân trong nền kinh tế Việt Nam Hội nhập được cộng đồng xã hội nhìn nhận ngày càng tích cực hơn, doanh nhân được ví như người lính của thời bình, người chiến sĩ xung kích trên mặt trận hội nhập, là lực lượng chủ đạo góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Đáp ứng kỳ vọng của xã hội, đội ngũ doanh nhân ngày càng có nhu cầu phải thể hiện mình nhiều hơn. Trong sân chơi hội nhập, họ muốn mình là những người làm chủ cuộc chơi, là người chiến thắng. Mong muốn như vậy nhưng thực hiện không hề dễ dàng.
    Điểm mạnh của doanh nhân Việt là rất cần cù chịu khó, không ngại gian khổ, khó khăn, sức làm việc tốt, khả năng chịu áp lực cao nhưng khi tham gia vào thương trường hội nhập cả trên sân nhà và trên thị trường quốc tế, nhiều doanh nhân sớm hiểu ra mình không đủ nhận thức, rất thiếu kiến thức, và không rành cách thức để hội nhập, chưa thể cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp của các nước khác.
    Chính vì đội quân chủ lực là các doanh nhân còn thiếu và yếu, nền kinh tế của Việt Nam tuy đạt được tốc độ tăng trưởng rất ngoạn mục trong hàng chục năm liền, vẫn là một nền kinh tế nhỏ. Tăng trưởng của chúng ta chủ yếu từ khai thác tài nguyên và tăng vốn đầu tư. Chúng ta xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm sơ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...