Luận Văn Người quản lý sử dụng tin đồn như thế nào để có lợi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Người quản lý sử dụng tin đồn như thế nào để có lợi?
    Đặt vấn đề
    Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một tổ chức, nó bao gồm hai loại là thông tin chính thức và thông tin không chính thức. Tuy nhiên, dù muốn hay không thì trong quá trình quản lý, điều hành tổ chức, nhà quản trị luôn phải đối mặt với thông tin không chính thức hay còn gọi là tin đồn. Nhắc đến tin đồn, ta thường có xu hướng nghĩ rằng nó mang tính tiêu cực và rất khó để ngăn chặn việc lan truyền tin đồn trong cuộc sống. Thế nhưng, nếu hiểu rõ được cơ chế hình thành và lan truyền của tin đồn thì nhà quản trị hoàn toàn có thể sử dụng tin đồn như một công cụ đắc lực, hỗ trợ cho việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong tổ chức. Bên cạnh đó, khi xảy ra khủng hoảng tin đồn thì nhà quản trị cũng có thể dựa vào đặc điểm của tin đồn để ngăn chặn và xử lý tin đồn một cách hiệu quả nhất. Như vậy, “nhà quản trị cần sử dụng tin đồn như thế nào để có lợi ?”, ta sẽ cùng đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề dưới đây để trả lời cho câu hỏi này.
    LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
    1.1. Khái niệm
    Tin đồn là thông tin, là quan điểm của một người hoặc một nhóm người về một vấn đề nào đó của xã hội, được lan truyền từ người này sang người khác, nó không có thật hoặc có thật một phần nhưng chưa được kiểm chứng.
    1.2. Phân loại tin đồn
    Robert H. Knapp trong cuốn A Psychology of Rumor (Tâm lý của tin đồn) (1944) đã chia tin đồn thành ba loại:
    - Loại thứ nhất: phản ánh mong muốn của công chúng và mong muốn cho kết quả. Ví dụ: tin đồn về giảm giá xăng, giá điện.
    - Loại thứ hai: phản ánh sự lo sợ những sự việc, kết quả xấu sẽ xảy ra. Ví dụ: tin đồn về thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ngày tận thế, .
    - Loại thứ ba: Tin đồn cố gắng làm suy yếu nhóm các cá nhân hoặc điều khiển các mối quan hệ giữa các cá nhân. Ví dụ: một công ty tung tin đồn về đỉa trong sữa của đối thủ cạnh tranh.
    1.3. Đặc điểm của tin đồn
    Từ giữa thế kỷ trước, Robert H. Knapp trong cuốn A Psychology of Rumor (Tâm lý của tin đồn) (1944) đã xác định rất rõ ba đặc điểm cơ bản của tin đồn:
    - Được truyền miệng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...