Luận Văn Người kể chuyện trong thể loại tự truyện với cái tôi tự thuật

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Người kể chuyện trong thể loại tự truyện với cái tôi tự thuật


    Hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm cũng là nhân vật chính của tác phẩm. Trong “người tình” nhân vật xưng tôi tự thuật lại câu chuyện về cuộc đời mình. Đó là mối tình của “tôi”-cô gái mười lăm tuổi rưỡi với người đàn ông Trung Hoa hơn cô mười hai tuổ. Duras đã sử dụng cái tôi tự thuật để bày toàn bộ cuộc đời mình, những ẩn ức về tâm lý cũng như trạng thái mê muội của nhân vật trong mối tình đầu của mình. Người kể chuyện trong thể loại tự truyện- nhân vật xưng tôi có khả năng quan sát moị biến cố trong câu chuyện, khai thác mọi chiều sâu tâm lý của nhân vật một cách tối ưu nhất. Với cái tôi tự thuật thì người kể chuyện mới có thể nói lên những ước mơ sâu kín trong tâm hồn mình một cách dễ dàng nhất.
    Cái tôi tự thuật được thể hiện đầu tiên ở việc miêu tả khát khao đến cháy bỏng của cô gái da trắng mười lăm tuổi rưỡi. Hai người ở hai miền đất lạ, chỉ gặp nhau trên chuyến phà định mệnh từ Sa Đéc lên Sài Gòn,ấy thế mà tâm hồn đã đồng điệu nhau từ cái nhìn đầu tiên của người đàn ông Trung Hoa. Lúc đầu nhân vật xưng tôi chỉ chịu sự cám dỗ của đồng tiền, vì người đàn ông này quá giàu có nên cô mới có ý định tiếp xúc. Nhưng rồi không cưỡng được tâm lý của lứa tuổi dậy thì, cái bản năng khao khát về tình dục đã khiến nhân vật xưng tôi không thể thoát khỏi cái vòng xoáy ái tình ấy. Người kể chuyện trong tác phẩm đã thật sự bày tỏ nỗi lòng của mình một cách thành thật nhất. Tự thuật lại những cảm giác mà cô cảm nhận, có cái gì đó chủ động một cách mãnh liệt nhất. Dường như lúc đó nhân vật tôi có một sự khát khao đến cháy bỏng, và rồi cô say đắm trong sự khoái lạc đến cực điểm “cô đưa tay sờ người anh. Cô mơn man sự êm dịu của giới vật, của làn da, cô ve vuốt màu vàng cốm, điều mới lạ chưa từng biết Anh vừa khóc vừa yêu cô”. Lần đầu tiên trong đời, cái cảm giác ấy làm cô không thể nào kiềm chế được. Cái ham muốn ấy bị dồn nén và đẩy lên đến đỉnh điểm trong cõi tiềm thức của nhân vật xưng tôi.
    Có thể nói rằng bằng cái tôi tự thuật, cô gái trong câu chuyện đã bày tỏ lòng mình một cách chân thực và rõ ràng. Người đọc như đang nhập tâm vào câu chuyện với những cử chỉ và hành động tạo nên tính chân thực, cuộc đời cô gái cứ hiện lên một cách mồn một. Nào là những ngày tháng ở kí túc xá, những buổi đi ăn uống cùng người đàn ông Trung Hoa, tất cả những sự kiện ấy được nhân vật xưng tôi thuật lại thật chi tiết và không chút giấu diếm. Phải chăng chính Duras đã từng trải nghiệm những tháng ngày như vậy nên bà mới đặt nhân vật chính của mình kể lại bằng một giọng văn nhiệt tình nhất. “Tôi” là cô gái trong truyện cũng là một phần nào đó chính là tác giả, nên khi người kể chuyện xưng tôi có những cảm xúc tận đáy lòng thì ta cũng có thể hiểu được điều đó. Từng giờ, từng phút, dưới cái nhìn của một cô gái ở tuổi dậy thì thì thời gian như chứng minh tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời mình. Nếu Duras đặt vai kể là người kể chuyện dị sự tức là người kể chuyện ở ngôi thứ ba thì chắc có lẽ nó không thể thâu tóm tất cả những diễn biến tâm sự của nhân vật chính. Vì thế có khả năng chức năng tự thuật không còn có tác dụng đối với câu chuyện này nữa.
    Cái tôi tự thuật được nhà văn xây dựng không chỉ bấy nhiêu đấy thôi, mà còn thể hiện ở việc nhân vật xưng tôi thuật lại hoàn cảnh của mình bằng một ý thức của đứa con gái trong gia đình. Mặc dầu chỉ có hai người anh trai nhưng cô gái có một cái nhìn đối lập giữa hai con người này. “Tôi” thương người anh nhỏ dành nhiều tình cảm cho anh trai nhỏ này, cô thương cho sự đau ốm của anh, cảm thông và chia sẻ, mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với anh. Ngược lại đối với người anh lớn thì cô căm ghét, vì chính cuộc sống trụy lạc tro
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...