Luận Văn Người hoa ở bình dương - lịch sử và hiện trạng

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu khoa học
    Đề tài: NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG - LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG


    MUC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU trang 1
    CHƯƠNG I
    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁCNHÓM CỘNG
    ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG
    I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG
    NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM trang 14
    II. TỔNG QUÁT VỀ LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
    CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG trang 28
    III. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
    TRIỂN CỦA CÁC NHÓM NHÓM CỘNG ĐỒNG
    1. Nhóm Quảng Đông, thị xã Thủ Dầu Một. trang 45
    2. Nhóm Phước Kiến, thị xã Thủ Dầu Một. trang 53
    3. Nhóm Triều Châu, thị xã Thủ Dầu Một. trang 62
    4. Nhóm Sùng Chính, thị xã Thủ Dầu Một. trang 74
    5. Nhóm cộng đồng người Hoa Lái Thiêu trang 84
    6. Nhóm cộng đồng người Hoa Búng-An Thạnh trang 95
    7. Nhóm cộng đồng người Hoa Tân Phước Khánh trang 105
    8. Nhóm cộng đồng người Hoa Dầu Tiếng. trang 116
    CHƯƠNG II
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
    4
    CỦA NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG
    I. TỔNG QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA
    NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG trang 128 II.
    NHỮNG NGÀNH NGỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
    TIÊU BIỂU CỦA NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG. trang 141
    III. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ CỦA
    NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG. trang 166
    IV. NHỮNG THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG CỦA NGƯỜI
    HOA Ở BÌNH DƯƠNG. trang 185
    CHƯƠNG III
    ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG
    I. ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA TRONG ĂN, Ở, SINH HOẠT trang 204
    II. CÁC TẬP TỤC TRUYỀN THỐNG VÀ LỄ TẾT
    TRONG NĂM trang 224
    III. NHỮNG NGHI LỄ VÕNG ĐỜI NGƯỜI trang 246
    IV. NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI HOA
    QUẢNG ĐÔNG VÀ SÙNG CHÍNH trang 270
    V. NHẠC LỄ TRIỀU CHÂU trang 283
    VI. NGHỆ THUẬT MÚA HẨU CỦA NGƯỜI PHƯỚC KIẾN trang 295
    VII. NHỮNG VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    ĐÖC KẾT QUA NGHIÊN CỨU VỀ ĐỜI SỐNG
    VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG trang 313
    5
    CHƯƠNG IV
    ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG
    I. QUAN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ TỘC HỌ trang 329
    II. TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI trang 351
    III. CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI trang 378
    IV. CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI
    TRONG VÀ NGOÀI CỘNG ĐỒNG trang 389
    V. NHỮNG VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    ĐÖC KẾT QUA NGHIÊN CỨU VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
    CỦA NGƯỜI HOA BÌNH DƯƠNG trang 409
    CHƯƠNG V
    TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC
    CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG TRÊN
    MỘT SỐ LÃNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HOA BÌNH
    DƯƠNG TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY (2010)
    I. HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
    CỦA NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG. trang 421
    II. TÌNH HÌNH NGƯỜI HOA BÌNH DƯƠNG TỪ SAU
    NĂM 1975 ĐẾN NAY trang 450
    6
    PHẦN KẾT LUẬN trang 471
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 488
    PHỤ LỤC trang 493


    PHẦN DẪN LUẬN
    Theo số liệu công bố chính thức từ cuộc điều tra dân số cuối năm
    2009, tổng số người Hoa ở Bình Dương là 17.559 người
    1
    . Trong đó có
    9.813 nam, 7.746 nữ, khu vực thành thị có 13.133 người (7.167 nam, 5.966
    nữ), khu vực nông thôn có 4.425 người (nam 2.446, nữ 1.780). Tuy chỉ có tỷ
    lệ dưới 10% dân số địa phương nhưng người Hoa ở Bình Dương là thành
    phần dân tộc, dân cư có bề dày lịch sử, văn hóa và vị trí kinh tế, xã hội quan
    trọng.
    Công trình nghiên cứu khoa học mang tên "Người Hoa Bình Dương-Lịch sử và hiện trạng" sẽ nghiên cứu toàn diện về người Hoa Bình Dương,
    cả lịch sử và hiện tại trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, cả những đóp góp
    quan trọng của họ trong hai cuộc kháng chiến và trong tiến trình công
    nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do vậy đối tượng nghiên cứu chính của
    công trình là người Hoa ở Bình Dương, cả trong lịch sử và hiện tại, với các
    mối quan hệ nhiều mặt của họ trong và ngoài cộng đồng.
    Khái niệm người Hoa Bình Dương có nội hàm trước hết là những
    người Hoa đã đến định cư trên địa bàn là tỉnh Bình Dương hiện nay và các
    thế hệ con cháu của họ vốn sinh ra và trưởng thành trên vùng đất này. Với tư
    cách là cá nhân hay nhóm cộng đồng, họ đã sống, hoạt động, sáng tạo và
    cống hiến tạo nên những thành tựu kinh tế xã hội của địa phương. Dưới thời
    phong kiến triều Nguyễn, họ là những thần dân của triều đình bao gồm cả
    những người Thanh, người Đường mới đến và các thế hệ người Minh
    1
    Cả nước có 823.071 người Hoa. Trong đó nam 421.883, nữ 401.188.
    8
    Hương. Dưới thời Pháp thuộc họ là những người Trung Hoa mới di cư đến
    và những người Minh Hương, không phân biệt có hay không có quốc tịch
    Trung Hoa. Dưới thời chính quyền miền Nam Việt Nam thì khái niệm người
    Hoa ở đây là để chỉ chung tất cả những người Việt gốc Hoa dù có tự nhận
    hay không tự nhận mình là người Hoa theo Luật Quốc tịch của nhà nước
    đương thời quy định. Và trong thời kỳ từ năm 1975 đến nay thì khái niệm
    người Hoa Bình Dương ở đây là để chỉ chung những người gốc Hán và
    những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa di cư sang
    Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc
    tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn
    ngữ, phong tục, tâp quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa.
    Đề tài nghiên cứu cũng liên quan đến một khái niệm là nhóm cộng
    đồng người Hoa. Đó là khái niệm chỉ những nhóm người Hoa quần tụ trên
    cùng một địa bàn, liên kết với nhau dựa trên quan hệ cùng phương ngữ hoặc
    cùng quê quán. Theo nghĩa này có các nhóm cộng đồng người Hoa Quảng
    Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hẹ ở thị xã Thủ Dầu Một hiện nay. Tuy
    nhiên khái niệm này cũng dùng để chỉ chung các nhóm người Hoa có thể có
    nhiều phương ngữ khác nhau nhưng liên kết dựa trên mối quan hệ chính là
    cùng quần cư trên một địa bàn cư trú, liên kết lại với nhau vì lợi ích chung
    và hình thức tổ chức của họ trước hết được các thành viên trong họ ủng hộ,
    được chính quyền sở tại và xã hội chấp nhận. Đó là 4 nhóm cộng đồng
    người Hoa ở Lái Thiêu, Búng-An Thạnh, Tân Khánh và Dầu Tiếng, với các
    tổ chức có tên gọi là các Ban Liên lạc hay hội người Hoa đang chính thức
    hoạt động ở địa phương.
    Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Bình Dương có quá trình hình
    thành và phát triển lâu đời. Trãi qua các thời kỳ lịch sử, người Hoa ở Thủ
    Dầu Một-Bình Dương đã cùng với người Việt sát cánh chung vai lao động,
    9
    sáng tạo và đấu tranh. Máu và mồ hôi của người Việt, người Hoa hòa quyện,
    thấm đẫm trong mọi thành tựu kinh tế, văn hóa của xứ sở này. Các nhóm
    cộng đồng người Hoa là thành phần quan trọng cấu thành cộng đồng dân tộc,
    dân cư Thủ Dầu Một-Bình Dương, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
    Đây cũng là thành phần kinh tế xã hội có tiềm năng phong phú về lao động,
    ngành nghề, vốn sản xuất, và quan hệ kinh tế với các doanh nhân trong và
    ngoài nước. Vị trí đó cần thiết để tiến hành những công trình nghiên cứu
    khoa học nhất là về lịch sử hình thành và phát triển của các nhóm cộng đồng
    người Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dương và các đặc điểm kinh tế văn hóa xã
    hội khá sinh động của họ trong suốt chiều dài biến thiên lịch sử của vùng đất
    và con người Thủ Dầu Một-Bình Dương. Tìm hiểu, nắm chắc nguồn cội lịch
    sử và các đặc điểm trong quá trình phát triển của những nhóm cộng đồng
    dân cư đã từn có nhiều đóng góp cho quê hương xứ sở là thái độ và phong
    cách ứng xử văn hóa của người Thủ Dầu Một- Bình Dương hiện tại. Đây là
    lý do thứ nhất để tiến hgành nghiên cứu đề tài này.
    Tỉnh Bình Dương đang trên đà phát triển nhanh, hướng đến một đô
    thị công nghiệp quan trọng của cả nước ở miền Đông nam bộ. Đó là quá
    trình huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là các nguồn lực tại chỗ. Người
    Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dương là nguồn lực có tiềm năng quan trọng, đã
    được chứng minh, cả trong lịch sử và hiện tại. Do vậy việc nghiên cứu khoa
    học về người Hoa ở Bình Dương chính là hoạt động văn hóa cần thiết có ý
    nghĩa chính trị và kinh tế trong việc khơi dậy và trân trọng sử dụng có hiệu
    quả các nguồn lực xã hội. Đây là lý do thứ hai để tiến hành nghiên cứu đề tài
    này.
    Lý do thứ ba để tiến hành nghiên cứu đề tài là sự cần thiết phải
    nghiên cứu bổ sung những khoảng trống khoa học, nhất là về lịch sử hình
    thành và phát triển của các nhóm cộng đồng người Hoa trong quá trình di cư,
    10
    định cư, sinh cơ lập nghiệp ở đất Thủ Dầu Một-Bình Dương, các đặc điểm
    tộc người trong hoạt động kinh tế, bản sắc văn hóa, quan hệ xã hội của
    người Hoa Thủ Dầu Một-Bình Dương mà các công trình nghiên cứu khoa
    học lớn của tỉnh trước nay, vì nhiều lý do đã để trống hoặc có những kết luận
    chưa khách quan, khoa học.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài hướng vào các chủ đểm như sau:
    - Tiến tới hình thành được những kết luận khoa học về lịch sử quá
    trình di cư, đến định cư trên đất Thủ Dầu Một-Bình Dương của các nhóm
    cộng đồng người Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hẹ, các nhóm
    cộng đồng người Hoa ở Lái Thiêu, An Thạnh, Tân Phước Khánh, Dầu Tiếng;
    đồng thời lấp dần các khoảng trống, điều chỉnh những nhận thức và kết luận
    khoa học thiếu khách quan trong nghiên cứu về người Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dương.
    - Khái quát được những đặc điểm có tính chất quy luật của quá trình
    phát triển và hội nhập kinh tế, văn hóa của các nhóm cộng đồng người Hoa ở
    Thủ Dầu Một-Bình Dương, góp thêm cơ sở nhận thức và khoa học để Đảng
    bộ và chính quyền địa phương tham khảo trong việc định hình chính sách cụ
    thể của tỉnh Bình Dương đối với người Hoa.
    - Cũng qua tổ chức nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp được nhiều tư liệu
    khoa học và cụ thể cho việc thống kê, phân loại, lập hồ sơ các cơ sở văn hóa
    tín ngưỡng của người Hoa, có thêm cơ sở cho việc đề xuất công nhận các di
    tích lịch sử văn hóa có giá trị.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hình thành được công
    trình nghiên cứu khoa học toàn diện về người Hoa Thủ Dầu Một-Bình
    Dương, trong đó có trang sử về truyền thống yêu nước cách mạng và những
    cống hiến quan trọng của người Hoa Thủ Dầu Một-Bình Dương trong quá
    trình đoàn kết toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất
    11
    nước, phục vụ tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu của mọi người về Thủ Dầu
    Một-Bình Dương nói chung và người Hoa ở Bình Dương nói riêng.
    Các chủ điểm của mục tiêu nghiên cứu đề tài được thể hiện trong 39
    chuyên đề khoa học đã được Hội đồng khoa học của tỉnh xét chọn và xác
    định như sau:
    1. Tổng quan khoa học trong nghiên cứu về người Hoa ở Bình Dương.
    2. Khái quát về quá trình hình thành các cộng đồng người Hoa ở Nam
    bộ
    3. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng người Hoa
    Quảng Đông ở Thủ Dầu Một-Bình Dương
    4. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng người Hoa
    Phước Kiến ở Thủ Dầu Một-Bình Dương.
    5. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng người Hoa Triều
    Châu ở Thủ Dầu Một-Bình Dương.
    6. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng người Hoa Sùng
    Chính (người Hẹ) ở Thủ Dầu Một-Bình Dương.
    7. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng người Hoa Lái
    Thiêu (Thuận An).
    8. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng người Hoa ở
    Búng-An Thạnh (Thuận An).
    9. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng người Hoa ở Tân
    Phước Khánh (Tân Uyên).
    10. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng người Hoa ở
    Dầu Tiếng.
    12
    11. Những vấn đề khoa học về lịch sử quá trình hình thành và phát triển
    cộng đồng người Hoa ở Bình Dương.
    12. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp của người Hoa ở Bình Dương
    13. Kinh tế thương mại dịch vụ của người Hoa ở Bình Dương
    14. Các ngành nghề kinh doanh khác của người Hoa ở Bình Dương.
    15. Những thương hiệu nổi tiếng của người Hoa ở Bình Dương.
    16. Những vấn đề khoa học và thực tiễn rút ra từ hoạt động kinh tế của
    người Hoa trong lịch sử và hiện tại
    17. Quan hệ tộc họ của người Hoa ở Bình Dương.
    18. Quan hệ hôn nhân gia đình của người Hoa ở Bình Dương.
    19. Các tổ chức xã hội của người Hoa Bình Dương trong các thời kỳ
    lịch sử
    20. Những hoạt động xã hội trong và ngoài cộng đồng của người Hoa
    Bình Dương.
    21. Tổng quan khoa học về đời sống xã hội của người Hoa ở Bình
    Dương trong lịch sử và hiện tại.
    22. Văn hóa vật thể của người Hoa ở Bình Dương
    23. Tôn giáo, tin ngưỡng và các lễ hội của người Hoa ở Bình Dương.
    24. Phong tục, tập quán và các nghi lễ vòng đời của người Hoa ở Bình
    Dương
    25. Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa Quảng Đông và Hẹ ở Bình
    Dương
    26. Nghệ thuật múa Hẩu của người Hoa Phước Kiến ở Bình Dương.
    27. Nhạc lễ Triều Châu ở Bình Dương
    28. Tổng quan khoa học về đời sống văn hóa của người Hoa ở Bình
    Dương trong lịch sử và hiện tại.
    13
    29. Hoạt động yêu nước và cách mạng của người Hoa Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn từ trước năm 1930 đên Cách mạng tháng Tám.
    30. Hoạt động yêu nước và cách mạng của người Hoa Thủ Dầu Một-Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
    31. Hoạt động yêu nước và cách mạng của người Hoa Thủ Dầu Một-Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
    32. Tổng quan về truyền thống yêu nước và cách mạng của người Hoa ở
    Thủ Dầu Một-Bình Dương
    33. Chính sách Đổi mới của Đảng và nhà nước ta đối với người Hoa.
    34. Người Hoa Bình Dương trong quá trình công nghi ệp hóa hiện đại
    hóa đất nước.
    35. Tổng luận khoa học về người Hoa ở Bình Dương-lịch sử, hiện tại và
    tương lai.
    36. Các anh hùng liệt sĩ và các gia đình người Hoa ở Bình dương có
    công với cách mạng.
    37. Cuộc đời và sự nghiệp các nhân sĩ, trí thức, và nghệ nhân người Hoa
    Bình Dương nổi tiếng
    38. Hồ sơ tư liệu về các di tích lịch sử, văn hóa của người Hoa ở Bình
    Dương
    39. Tập hợp các bản đồ, gia phả, văn bản cổ, hình ảnh, hiện vật lịch sử
    về người Hoa ở Bình Dương.
    Như vậy công trình nghiên cứu khoa học về người người Hoa ở Bình
    Dương gồm phần dẫn luận, 5 chương và phần kết luận cùng với các phụ lục.
    Mỗi chương gồm nhiều chuyên đề khoa học hoàn chỉnh có quan hệ khoa học
    với các chuyên đề khác trong tổng thể nội dung của công trình. Các chương
    nội dung có hướng nghiên cứu chuyên sâu vào các đặc điểm tộc người của
    người Hoa trên các phương diện như: lịch sử hình thành và phát triển các
    14
    nhóm cộng đồng, các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội Trên từng
    phương diện sẽ bố trí các chuyên đề khoa học tập trung vào những vấn đề
    tiêu biểu nhất.
    Trong chương nghiên cứu về lịch sử quá trình hình thành và phát triển
    các nhóm cộng đồng người Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dương, ngoài chuyên
    đề viết khái quát về quá trình hình thành và phát triển các nhóm cộng đồng
    người Hoa ở miền Nam, 8 chuyên đề còn lại đi sâu tìm hiểu về quá trình
    hình thành và phát triển của từng nhóm cộng đồng người Hoa Quảng Đông,
    Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ ở Thị xã Thủ Dầu Một và từng nhóm cộng đồng
    người Hoa hình thành ở các khu vực Lái thiêu, An Thạnh, Tân Phước Khánh
    và Dầu Tiếng. Cách tiếp cận khoa học của 8 chuyên đề này là sự kết hợp
    giữa phương pháp tiếp cận nghiên cứu tộc người (đối với 4 chuyên đề đầu)
    và phương pháp tiếp cận nghiên cứu về những tổ chức xã hội cụ thể, ở các
    địa bàn cụ thể, được công nhận chính thức, đang tồn tại và hoạt động (4
    chuyên đề nghiên cứu về các nhóm cộng đồng người Hoa ở Lái Thiêu, An
    Thạnh, Tân Phước Khánh và Dầu Tiếng). Sự kết hợp về phương pháp tiếp
    cận như trên là cần thiết và hợp lý, xuất phát từ đặc điểm, tính chất của các
    đối tượng nghiên cứu. Ở 4 nhóm cộng đồng sau, sự liên kết cộng đồng giữa
    các thành viên trên cùng một địa bàn nổi lên và chi phối lấn át. Nhóm cộng
    đồng người Hoa ở Dầu Tiếng hay ở An Thạnh không bao gồm chỉ thuần
    là người Hoa Quảng Đông hay Phúc kiến Các liên kết dựa trên các đặc
    điểm tộc người ở đây có biểu hiện nhưng chỉ là thứ yếu.
    Cũng cần nói rõ, cách tiếp cận của đề tài không xem đối tượng nghiên
    cứu là một cộng đồng người Hoa Bình Dương chung chung. Thật tế, cả
    trong lịch sử và hiện tại, không có một cộng đồng chung như vậy mà chỉ có
    những nhóm cộng đồng cụ thể liên kết về phương ngữ hoặc liên kết những
    người Hoa trên cùng địa bàn cư trú ở Lái Thiêu, Búng-An Thạnh, Tân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...