Tiểu Luận người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong tố tụng dân sự, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình các đương sự thường tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ. Tuy vậy, trong một số trường hợp người đại diện của họ có thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Việc tìm hiểu những quy định của pháp luật tố tụng về chế định người đại diện của đương sự cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó là một vấn đề cần được nghiên cứu một cách khoa học.
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ
    1. Khái niệm và đặc điểm của người đại diện của đương sự
    1.1. Khái niệm người đại diện của đương sự
    Khoản 1, điều 139, BLDS 2005 quy định: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện”. Có thể thấy rằng, người đại diện luôn nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm đại diện. Do đó, có thể hiểu, “người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước tòa”[SUP]2[/SUP].
    1.2. Đặc điểm người đại diện của đương sự
    Thứ nhất, người đại diện cho đương sự trong TTDS có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Thông thường người đại diện của đương sự phải là cá nhân bởi cá nhân mới tự mình chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong tố tụng được. Tuy nhiên để đảm bảo hơn nữa quyền lợi cho đương sự trong việc tham gia vào các quan hệ pháp luật thì pháp luật quy định người đại diện của đương sự còn có thể là cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
    Thứ hai, người đại diện của đương sự phải là người có năng lực hành vi TTDS. Năng lực hành vi TTDS có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực hành vi dân sự. Một chủ thể được xác định là có năng lực hành vi TTDS nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người có năng lực hành vi TTDS đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền (khoản 3 điều 142 BLDS).
    Thứ ba, người đại diện của đương sự là người nhân danh, thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...