Tiểu Luận Người cán bộ chính trị với việc nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở đơn vị cấp phân đội Hải quân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Khái quát chung
    Trong suốt chiều dài Phát triển của Lịch sử của mình Dân tộc Việt nam đã Xây dựng được một nền văn hóa với nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp, và cũng chính nhờ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó giúp cho Dân tộc Việt nam vượt qua những khó khăn thử thách bảo vệ vững chắc nền độc lập Dân tộc. Có thể nói quá trình hình thành và Phát triển nền văn hóa Việt nam đã luôn luôn gắn liền với đấu tranh giành độc lập dân tộc, đấu tranh giành quyền sinh tồn trên lãnh thổ cư trú và ý thức tự cường dân tộc.
    Văn hóa Việt Nam, văn hóa Bác Hồ là văn hóa của con người, do con người, vì con người. Đó là sự chắt lọc, kế thừa và tiếp kiến liên tục trong dòng thời gian vô tận; văn hóa là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới trở thành văn hóa. Giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ con người hướng về cái chân, thiện, mỹ, dù chính kiến hay niềm tin có khác nhau.
    Sức mạnh văn hóa Việt Nam - Văn hóa Bác Hồ đã đem lại cho Dân tộc sức sống mãnh liệt. Trải qua một nghìn năm bị đô hộ không những không bị đồng hóa mà còn tích lũy và Phát triển trở thành lực lượng vô tận vùng lên giành lại độc lập cho đất nước. Đó là nhờ dân ta đã giữ vững được nền văn hóa của dân tộc. Chúng ta đánh thắng những kẻ địch xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đó là nhờ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng kết hợp với trí thông minh, sáng tạo. Sự nghiệp đổi mới giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa Lịch sử càng chứng tỏ sự bền vững, sức sống, sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam - Hồ Chí Minh. Ngày nay chúng ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới, Xây dựng chủ nghĩa Xã hội đi đôi với bảo vệ tổ quốc Việt nam Xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kẻ thù điên cuồng chống phá, đặc biệt là chống phá trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, vì vậy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động văn hóa là một vấn đề hết sức cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đặc biệt là trong môi trường quân đội trong giai đoạn hiện nay.
    II. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Xét từ góc độ triết học, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Xã hội lịch sử, đồng thời tiêu biểu cho trình độ đã đạt được trong sự Phát triển của xã hội. Văn hóa nó bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người. Văn hóa có chức năng là phải bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người. Chức năng cao quý ấy phải được thực hành thường xuyên, vì tư tưởng tình cảm của con người luôn luôn chuyển biến theo hành động thực tiễn xã hội. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do, đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình , vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Hồ Chí Minh nói : “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào Tâm lý quốc dân để Xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con người, yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ, yêu tính trung thực, chân thành, thủy chung, ghét những thói hư tật xấu, những xa đọa biến chất, căm thù mọi thứ giặc nội xâm ”. Văn hóa giúp nâng cao dân trí, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Phẩm chất và phong cách được hình thành trong đạo đức, lối sống của con người và xã hội, văn hóa giúp cho con người phân biệt cái tốt lành, lành mạnh với cái xấu xa hư hỏng, cái tiến bộ thúc đẩy sự Phát triển Xã hội với cái lạc hậu cản trở con người và Dân tộc tiến lên phía trước. Từ đó con người phấn đấu để làm cho cái tốt, cái đẹp, cái lành mạnh ngày càng tăng, cái tiến bộ ngày càng nhiều, mặt khác làm cho cái lạc hậu lỗi thời ngày càng bớt, cái xấu xa hư hỏng ngày càng bị loại bỏ khỏi đời sống con người xã hội. Văn hóa giúp cho con người vươn tới cái lý tưởng, từ cái chưa hoàn thiện vươn tới cái hoàn thiện luôn luôn ở phía trước đặc biệt là việc hoàn thiện bản thân con người.
    Đảng ta rất coi trọng công tác văn hóa tư tưởng, đó là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, là một trong những phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng cầm quyền. Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác văn hóa tư tưởng như một sức mạnh to lớn, một vũ khí sắc bén trong tiến trình cách mạng, từ cách mạng giải phóng Dân tộc đến cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Ngay từ năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua Đề cương văn hóa, trong đó khẳng định: Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó người cộng sản phải hoạt động. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 nêu lên những nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam là: Xây dựng nền văn hóa Dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Năm 1948, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai, Tổng Bí thư Trường Chinh công bố tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam. Đây là văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề văn hóa Việt Nam, thể hiện trình độ lý luận của Đảng đã được nâng lên một bước. Tác phẩm Chủ nghĩa Mác và Văn hóa Việt Nam là sự kế thừa và Phát triển Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, trong đó, nội dung cơ bản của chiến lược văn hóa là "xây dựng nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam phải bao gồm ba tính chất "dân tộc, khoa học và đại chúng". Trên cơ sở chiến lược đó, văn hóa - văn nghệ được xác định là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Khẩu hiệu hành động là kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến. Văn hóa có nhiệm vụ "soi đường cho quốc dân đi". Nhiệm vụ cụ thể của văn hóa là: "Xúc tiến văn hóa kiến quốc. Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời Phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Dân tộc và hấp thụ cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng" (Báo cáo Chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Đại hội HCM Toàn tập, Nxb CTQG, 1995, tập 6, tr. 73).
    Bước vào thời kỳ đổi mới, vị trí, vai trò của văn hóa được Phát triển một bước. Văn hóa được xác định là "bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng văn hóa, là một lực lượng mạnh mẽ, đồng thời là mục tiêu lớn trong sự nghiệp Xây dựng chủ nghĩa Xã hội (Nghị quyết số 05, ngày 25-11-1987 của Bộ Chính trị). Trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chỉ rõ: kinh tế và văn hóa là hai mặt tác động qua lại lẫn nhau nhằm "xây dựng một Xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người". Do vậy, Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến mang bản sắc Dân tộc được xác định là một trong 6 đặc trưng của chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam.
    Trong thời kỳ CNH, HĐH, Đảng khẳng định: Văn hóa là một bộ phận không thể thiếu của Xã hội "được coi là yếu tố nội sinh, không chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân của sự phát triển" tác động trực tiếp đến các lĩnh vực kinh tế - Xã hội của đất nước. Trên cơ sở đó, Đại hội VIII, IX của Đảng đã chủ trương Xây dựng và Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc Dân tộc trên cơ sở kế thừa những giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu, tiếp thụ tinh hoa văn hóa toàn nhân loại để văn hóa Việt Nam vừa mang đậm bản sắc Dân tộc, vừa theo kịp bước tiến chung của nhân loại.
     
Đang tải...