Luận Văn Người bào chữa trong tố tụng hình sự

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Luật hình sự
    Trường: ĐH Luật Hồ Chí Minh
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc
    Trình độ: Đại học


    Lời mở đầu

    Với tư cách là một ngành luật độc lập, Luật Tố tụng hình sự cũng có những quy tắc chung của hệ thống pháp luật khi vận dụng vào các quan hệ tố tụng hình sự cũng có những biểu hiện đặc thù riêng. Trong các nguyên tắc ấy, có nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bạ can, bị cáo. Việc ghi nhận quyền bào chữa trong Luật Tố tụng hình sự là hoàn toàn cần thiết nhất là trong thời kỳ có nhiều biến đổi như hiện nay. Được ghi nhận trong văn bản pháp luật là Hiến pháp, Điều 132 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “ Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”. Dựa trên tinh thần ấy, Điều 11 Bộ luật TTHS 2003 có dẫn: “ Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”.
    Sở dĩ có quy định như trên là vì: Thực hiện quyền bào chữa là để chống lại sự buộc tội hoặc giảm trách nhiệm hình sự, đồng thời quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng là điều kiện cần thiết giúp cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong đó, người bào chữa đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua người bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình.
    Trong những người tham gia tố tụng hình sự quy định tại chương IV Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì người bào chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay trong lý luận pháp lý và thực tiễn tố tụng hình sự vẫn chưa có khái niệm chính thức và thống nhất và về người bào chữa. Đồng thời, những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về phạm vi những người tham gia tố tùng với tư cách người bào chữa còn giới hạn. Hơn nữa, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nên người bào chữa trong thực tiễn tố tụng hình sự hiện nay chủ yếu là luật sư, còn bào chữa viên nhân dân và người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo chỉ tồn tại trong pháp luật thực định.

    Kết cấu đề tài:
    I. Về khái niệm người bào chữa.

    II. Các loại người bào chữa theo quy định của BLTTHS.
    III. Những người không được bào chữa, lựa chọn thay đổi người bào chữa.
    IV. Về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong TTHS.
    V. Người bào chữa trong TTHS trong thực tiễn hiện nay.
     
Đang tải...