Luận Văn Người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
    LỜI NÓI ĐẦU
    Quyền bào chữa là một quyền dân chủ trọng yếu của công dân. Để đảm bảo cho người bị buộc tội thực hiện một cách có hiệu quả nhất quyền bào chữa của mình thì cần thiết phải cho phép họ được nhờ người khác bào chữa cho họ. Chính vì vậy mà ngay sau khi Chính quyền cách mạng được thành lập, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 46/SL trong đó qui định tạm thời duy trì các tổ chức luật sư của chế độ cũ nhằm kịp thời bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội. Và ngay cả trong những giai đoạn đất nước phải trải qua cuộc kháng chiến khốc liệt Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm tới việc duy trì các tổ chức luật sư, bào chữa viên nhân dân để làm nhiệm vụ bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội. Tuy rằng phải đến khi Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988 được ban hành thì vị trí, vai trò của người bào chữa mới chính thức được ghi nhận về mặt lập pháp, nhưng lịch sử tố tụng hình sự của nhà nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung đã khẳng định vai trò to lớn của người bào chữa đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như đối với việc bảo đảm dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự và quá trình giải quyết vụ án hình sự. Và có thể khẳng định rằng các thế hệ người Việt Nam trước đây cũng như ở hiện tại và trong tương lai sẽ không thể quên vụ án Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) ở Hồng Kông năm 1931 với sự giúp đỡ của luật sư F.H Loseby và các cộng sự của ông.
    Tuy vậy trong thực tiễn tố tụng hình sự Việt Nam trước đây cũng như hiện nay vẫn tồn tại những đánh giá sai lệch về vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật tố tụng chưa tạo cho người bào chữa một cơ sở pháp lý cần thiết để họ phát huy vai trò của mình. Và khi đó sự cho phép người bị buộc tội quyền được nhờ người khác bào chữa sẽ trở thành vô nghĩa, có chăng thì chỉ là sự thể hiện tính dân chủ về hình thức. Xuất phát từ sự nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò của người bào chữa và với chủ trương nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà cũng như nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước ta đã chủ trương tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa phát huy vai trò của mình. Chủ trương đó đã được thể chế thông qua các qui định trong BLTTHS năm 2003 về người bào chữa.
    Để có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về giá trị thực tiễn của các qui định trong BLTTHS năm 2003 về người bào chữa, từ đó đưa ra các ý kiến đóng góp vào quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng thì nhất thiết phải có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng những vấn đề lý luận chung về người bào chữa, thực tiễn hoạt động của người bào chữa cũng như các qui định của pháp luật tố tụng liên quan đến người bào chữa.
    Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm khoá luận tốt nghiệp.
    Những vấn đề được nghiên cứu trong khoá luận bao gồm:
    - Khái niệm người bào chữa trong tố tụng hình sự;
    - Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự
    - Khái quát quá trình hình thành và phát triển chế định về người bào chữa trong tố tụng hình sự ở Việt Nam;
    - Quyền, nghĩa vụ của người bào chữa và các bảo đảm về mặt lập pháp để người bào chữa thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật hiện hành;
    - Thực trạng hoạt động của người bào chữa và các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của người bào chữa.
    Những nội dung trên được sắp xếp thành ba chương:
    Chương I: Những vấn đề chung về người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam.
    Chương II: Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự theo pháp luật hiện hành.
    Chương III: Vấn đề nâng vai trò và hiệu quả hoạt động của người bào chữa trong tố tụng hình sự.

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BÀO CHỮA
    TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 2
    1.1- KHÁI NIỆM NGƯỜI BÀO CHỮA 2
    1.2- VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG
    HÌNH SỰ 7
    1.2.1- Vị trí của người bào chữa trong tố tụng hình sự 7
    1.2.2- Vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự 17
    1.3- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG
    TỐ TỤNG HÌNH SỰ 23
    1.3.1- Chức năng của người bào chữa trong tố tụng hình sự 23
    1.3.2- Nhiệm vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự 24
    1.4- KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
    CỦA CHẾ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA Ở VIỆT NAM 25
    1.4.1- Giai đoạn trước năm 1945 25
    1.4.2- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm1988 25
    1.4.3- Giai đoạn từ năm 1989 đến nay 28
    CHƯƠNG II: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
    THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 30
    2.1- ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI BÀO CHỮA 30
    2.1.1- Điều kiện về nội dung 30
    2.1.1.1-Những điều kiện riêng 30
    * Đối với luật sư 30
    * Đối với người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 32
    * Đối với bào chữa viên nhân dân 35
    2.1.1.2- Những điều kiện chung 38
    2.1.2- Điều kiện về thủ tục 41
    2.2- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA 47
    2.2.1- Quyền của người bào chữa 48
    2.2.2- Nghĩa vụ của người bào chữa 70
    2.3- NHỮNG BẢO ĐẢM ĐỂ NGƯỜI BÀO CHỮA THỰC HIỆN
    CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ 78
    CHƯƠNG III: VẤN ĐỀ NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ
    HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BÀO CHỮATRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 81
    3.1- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA 81
    3.2- NHU CẦU NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
    CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP 90
    3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 93
    KẾT LUẬN 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...