Thạc Sĩ Ngữ nghĩa, ngữ dựng của vị từ ngôn hành tiếng Việt

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Ngữ nghĩa, ngữ dựng của vị từ ngôn hành tiếng Việt


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Trong ngữ pháp tiếng Việt, từ trước đến nay, vấn đề phân biệt các kiểu
    câu vẫn đang là vấn đề chưa được thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học. Việc
    phân loại các kiểu câu chủ yếu theo hai cách.
    – Có muốn ăn bánh không?
    – Có muốn ăn roi không?
    Một câu như Ối giời ơi sao mà đẹp thế! hoàn toàn có thể là một câu cảm
    thán nhưng cũng có thể là một câu mỉa mai. Câu Muốn chết hả? là câu để
    quát mắng còn câu Sao còn đứng đực ra đấy? là câu mệnh lệnh nhưng ta thấy
    cả hai câu vừa nêu đều có hình thức của câu nghi vấn.
    Mục đích nói năng của phát ngôn chỉ được khám phá một cách có hệ
    thống kể từ khi nhà triết học người Anh J. L. Austin (1911-1960) viết cuốn

    How to do things with words? đặt ra vấn đề câu ngôn hành, xem xét câu nói
    như là hành dộng. J. L. Austin gọi ý định của người nói được thực hiện bằng
    lời là hành động ngôn trung. Đó là các hành động như: ra lệnh, yêu cầu, xin
    lỗi, cảm ơn Như vậy, gắn liền với vấn đề câu ngôn hành là vị từ ngôn hành.

    2. Điểm qua các công trình liên quan đến đề tài

    2.1. Các nhà nghiên cứu nước ngoài


    2.1.1. J. L. Austin
    Có thể nói rằng nhà triết học người Anh J. L. Austin được xem là người
    đặt nền móng cho việc phát hiện nghĩa tương tác xã hội, hay nghĩa liên nhân
    của câu nói, vào năm 1955. Ông trình bày 12 chuyên đề ở trường Đại học
    Tổng hợp Harvard (Mỹ). Những chuyên đề này được tập hợp lại xuất bản
    thành sách với nhan đề How to do things with words (hành động như thế nào
    bằng lời nói), xuất bản năm 1962, hai năm sau ngày tác giả qua đời. Cuốn
    sách này năm 1970 được dịch sang tiếng Pháp với nhan đề Quand dire, c’est
    faire (Khi nói tức là làm).
    J. L. Austin nhận thấy rằng, cho đến thời gian đó, các nhà logic và các nhà
    ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định,
    trần thuyết, xác tín, miêu tả), xem chúng là đối tượng nghiên cứu cơ bản. Đây
    là những câu về mặt ngữ nghĩa đều có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn chân
    ngụy còn những phát ngôn khác, mặc dù rất giống với những phát ngôn khảo
    nghiệm về hình thức nhưng không thể đánh giá nội dung theo tiêu chuẩn chân
    ngụy. Chẳng hạn những câu như:
    Cannibalism is wrong. (Tục ăn thịt người là sai.)
    Hoặc:
    Monet is a better painter than Manet. (Họa sĩ Monet giỏi hơn họa sĩ
    Manet).
    tùy theo phong tục và thẩm mỹ riêng của từng người mà được coi là đúng hay
    sai, và nói chung, là không thể xác định được là đúng hay sai.
    J. L. Austin phê phán cái gọi là Ngụy thuyết miêu tả, tức khuynh hướng
    nghiên cứu chỉ chú trọng đến nghĩa miêu tả của câu, là loại nghĩa có thể kiểm
    nghiệm theo chân ngụy khi đối chiếu với thực tế. Nhấn mạnh đến chiều kích


    liên nhân, hay chiều kích tương tác mang bản chất xã hội trong ý nghĩa của
    câu nói, J.L. Austin đề nghị chia câu nói thành hai loại: câu tường thuật
    (constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định (có thể
    đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy), còn câu ngôn hành là phát ngôn mà khi
    nói ra chúng, người nói đã đồng thời làm một điều gì đó hơn là nêu một nhận
    định về một điều gì đó. Thử xem hai câu: Tao hứa từ nay sẽ không hút thuốc
    lá nữa và Mời cụ lớn xơi nước ạ, chúng ta thấy người nói chẳng hề nêu ra một
    nhận định nào hết mà chỉ đơn giản là thực hiện các hành động “hứa” và
    “mời”. J. L. Austin cho rằng những câu này không phải là những câu giả-
    khẳng định, cũng không phải là những câu vô nghĩa. Chúng được phát ngôn
    ra không nhằm trình bày một kết quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về các sự
    vật, sự kiện, chúng không phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm
    một việc gì đó, chẳng hạn việc hỏi, việc mời, việc đánh cuộc
    Như vậy ta thấy rằng nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật miêu tả và
    phát ngôn ngôn hành, J. L. Austin đã phát hiện ra bản chất hành động của
    ngôn ngữ.
    Tuy nhiên vốn không phải là một nhà ngôn ngữ học cho nên sau đó J. L.
    Austin đi đến từ bỏ sự phân biệt về hai loại câu này (câu tường thuật miêu tả
    đối lập với câu ngôn hành) để khẳng định rằng, tất cả các câu đều là ngôn
    hành sau khi phân biệt các biểu thức ngôn hành tường minh và các biểu thức
    ngôn hành hàm ẩn. Ông cho rằng một câu ngôn hành không nhất thiết phải sử
    dụng một vị từ ngôn hành. Ông viết: “Tuyệt nhiên không nhất thiết một câu
    ngôn hành phải được thực hiện trong một hình thái được coi là bình thường
    như vậy nói “ Đóng cửa lại đi!” rõ ràng là cũng có tính ngôn hành, cũng là
    thực hiện một hành động đúng như khi ta nói “Tôi ra lệnh cho anh đóng của
    lại”.
    J. L. Austin phân loại ra năm phạm trù hành động ngôn từ:


    1. Phán xử (Verditives, verditifs) Đây là những hành động đưa ra lời phán
    xét (verdicts) về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển
    nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán miêu
    tả, phân tích, đánh giá, phân loại, cho là, nêu đặc điểm
    2. Hành xử (Exercitives, exercitifs). Đây là những hành động đưa ra
    những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra
    lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, khuyến cáo
    và các hành vi ngôn ngữ như: bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc, bế mạc,
    cảnh cáo, tuyên ngôn.
    3. Cam kết (Commissives, commissifs). Những hành động này ràng buộc
    người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng
    mong muốn, giao ước bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia
    một phe nhóm.
    4. Trình bày (Expositives, expositifs). Những hành động này được dùng
    để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như
    khẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn ví dụ, chuyển
    dạng lời, báo cáo các ý kiến .
    5. Ứng xử (Behabitives, comportementaux). Đây là những hành vi phản
    ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng
    cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành động hay số phận của người khác:
    xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước,
    nguyền rủa, nâng cốc, chống lại, thách thức, nghi ngờ
    Bảng phân loại của J. L. Austin được xem về cơ bản là phân loại từ vựng
    các động từ ngôn hành tiếng Anh.
    2.1.2. J. R. Searle
    Cũng như J. L. Austin và các tác giả khác, J. R. Searle tiến hành phân loại
    các động từ ngôn hành. Ông còn chỉ ra những hạn chế trong bảng phân loại


    của J. L. Austin vì ông cho rằng J. L. Austin không định ra các tiêu chí phân
    loại, do đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. J. R. Searle cho rằng
    trước hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại
    các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với
    các hành động ngôn từ thì có thể giải tỏa được tình trạng giẫm đạp lên nhau
    của các phạm trù. (Xem Đỗ Hữu Châu 2005)
    J. L. Searle phân lập được năm loại hành động ngôn từ. Đó là các hành
    động:
    1. Tái hiện (Representatives). Yếu điểm ngôn trung (illocutionary point) là
    miêu tả lại một sự tình đang được nói đến. Hướng khớp ghép là lời-hiện thực,
    trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một
    mệnh đề. Các mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy. Cần
    chú ý có một số động từ có khả năng biểu thị hành động ngôn từ mà nội dung
    mệnh đề có thể đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy nhưng không quy về các
    xác tín bình thường. Ví dụ than thở, khoe cũng nói lên các nội dung mệnh đề
    nhưng lực ngôn trung của chúng khác với lực của phát ngôn miêu tả, khẳng
    định, tường thuật thông thường ở chỗ người phát ngôn thực hiện chúng là vì
    lợi ích của mình. Kết luận, suy diễn cũng là xác tín nhưng ngoài yếu điểm
    ngôn trung chung với tái hiện chúng còn có thêm các chỉ dẫn về mối quan hệ
    giữa nội dung tái hiện đó với phần còn lại của diễn ngôn hay của ngữ huống.
    2. Cầu khiến (Directive): (ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép). Yếu điểm ngôn
    trung của loại này là ở chỗ người nói dùng ngôn từ để khiến người nghe làm
    một việc gì. Nội dung mệnh đề chính là cái hành động đó. Hỏi cũng là một
    hành động cầu khiến.
    3. Hứa hẹn (Commissives) (hứa hẹn, tặng, biếu). J. R. Searle chấp nhận
    cách định nghĩa của J. L. Austin: “người nói cam kết sẽ thực hiện một hành
    động nào đó”. Đó là nội dung mệnh đề phát ngôn. Hứa hẹn và cầu khiến đều


    có một hướng chung là thích nghi hiện thực với lời lẽ, nhưng ở cầu khiến thì
    do người nghe làm, còn ở hứa hẹn là do người nói làm.
    4. Bày tỏ (Expressives): Yếu điểm ngôn trung là bày tỏ một trạng thái tâm
    lý đối với một sự tình được chỉ rõ trong nội dung mệnh đề, như “cảm ơn”,
    “xin lỗi”, “lấy làm tiếc”. Nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính
    chất nào đó của người nói hay người nghe. Ở đây không có sự thích nghi giữa
    lời nói và hiện thực. Chẳng qua sự tình được giả định là thực hữu.
    5. Tuyên bố (Declarations) (tuyên bố, buộc tội). Yếu điểm ngôn trung của
    loại này là hành động ngôn từ, nếu được thực hiện đúng quy cách và nếu
    người nói có đủ tư cách đưa đến sự tương ứng giữa nội dung mệnh đề và hiện
    thực. Nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Đây là những lời ngôn hành.
    2.1.3. Anna Wierbicka
    Anna Wierbicka trong tác phẩm English Speech Act Verbs (1987) dùng
    ngôn ngữ ngữ nghĩa để giải nghĩa 270 động từ ngôn hành trong tiếng Anh,
    270 động từ này được quy về 37 nhóm sau đây:
    1. Nhóm ra lệnh (Order)
    2. Nhóm cầu xin (Ask 1)
    3. Nhóm hỏi (Ask 2)
    4. Nhóm mời gọi (Call)
    5. Nhóm cấm (Forbid)
    6. Nhóm cho phép (Permit)
    7. Nhóm biện luận (Argue)
    8. Nhóm trách mắng (Reprimand)
    9. Nhóm giễu (Mock)
    10. Nhóm phê phán (Blame)
    11. Nhóm buộc tội (Accuse)
    12. Nhóm công kích (Attack)


    13. Nhóm cảnh báo (Warn)
    14. Nhóm khuyến cáo (Advise)
    15. Nhóm cho tặng (Offer)
    16. Nhóm khen ngợi (Praise)
    17. Nhóm hứa hẹn (Promise)
    18. Nhóm cám ơn (Thank)
    19. Nhóm tha thứ (Forgive)
    20. Nhóm than phiền (Complain)
    21. Nhóm cảm thán (Exclaim)
    22. Nhóm đoán định (Guess)
    23. Nhóm gợi ý (Hint)
    24. Nhóm kết luận (Conclude)
    25. Nhóm kể (Tell)
    26. Nhóm thông tin (Inform)
    27. Nhóm tóm tắt (Sum up)
    28. Nhóm chấp nhận (Admit)
    29. Nhóm xác tín (Assert)
    30. Nhóm củng cố (Confirm)
    31. Nhóm nhấn mạnh (Stress)
    32. Nhóm tuyên bố (Declare)
    33. Nhóm rửa tội (Baptize)
    34. Nhóm ghi chú (Remark)
    35. Nhóm trả lời (Answer)
    36. Nhóm thảo luận (Discuss)
    37. Nhóm trò chuyện (Talk)


    2.2. Các nhà nghiên cứu trong nước

    Đến nay đã có nhiều nhà Việt ngữ học có những công trình nghiên cứu
    công phu về câu ngôn hành như Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện
    Giáp, Nguyễn Đức Dân, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Hiệp, . Ngoài ra còn
    có các luận văn, luận án của các sinh viên, nghiên cứu sinh cũng tập trung
    nghiên cứu về câu ngôn hành như Nguyễn Văn Lập, Cao Thị Quỳnh Loan,
    Võ Thị Ngọc Duyên
    Đỗ Hữu Châu nghiên cứu rất kĩ lưỡng về phát ngôn ngôn hành. Ông công
    nhận sự tồn tại của hai loại câu ngôn hành là câu ngôn hành tường minh và
    câu ngôn hành hàm ẩn theo tư tưởng sau này của J. L. Austin. Đỗ Hữu Châu
    cho rằng câu ngôn hành tường minh là câu có chứa biểu thức ngữ vi
    1
    , trong
    đó có lõi là động từ2
    ngữ vi. Theo ông động từ ngữ vi là những động từ có thể
    thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn. Xét theo khả năng có thể hay
    không có thể được dùng với chức năng ngữ vi trong các biểu thức ngữ vi, ông
    chia các động từ nói năng tiếng Việt ra làm ba loại:
    Thứ nhất là động từ miêu tả hành vi ở lời
    3
    . Ví dụ: khoe, chế giễu
    Thứ hai là động từ ngữ vi chỉ dùng trong chức năng ngữ vi. Ví dụ: phỉ
    thui, đa tạ
    Thứ ba là động từ vừa dùng trong chức năng ngữ vi vừa dùng trong chức
    năng miêu tả. Ví dụ: hứa, hỏi
    Cũng dựa trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết hành động ngôn từ của J. L.
    Austin, Diệp Quang Ban chia vấn đề câu ngôn hành tiếng Việt ra làm hai loại.
    Đó là câu sử dụng hành động nói trực tiếp và câu sử dụng hành động nói gián
    tiếp. Câu sử dụng hành động nói trực tiếp lại bao gồm hai kiểu câu là câu

    1
    Tức performative.

    Cao Xuân Hạo dịch là ngôn hành.
    2
    Cao Xuân Hạo gọi là vị từ.
    3
    Tức illocution. Cao Xuân Hạo dịch là hành động ngôn trung.


    ngôn hành tường minh và câu ngôn hành hàm ẩn. Còn câu sử dụng hành động
    nói gián tiếp là trường hợp câu có đặc điểm cấu tạo về thức có thể được sử
    dụng không đúng với chức năng (mục đích nói) vốn có của nó, như dùng câu
    nghi vấn để nhận định một sự việc nào đó, dùng câu trình bày để hỏi , chẳng
    hạn như Thứ ấy kiếm ở đâu cho ra được, Sao mà ồn thế
    Cao Xuân Hạo cho rằng: “Câu ngôn hành là một loại câu trần thuật tự biểu
    thị”, nó biểu thị chính cái hành động mà động từ làm hạt nhân của câu đó gọi
    tên, “được thực hiện trong khi nói nó ra và chính bằng cách nói nó ra”. Kiểu
    câu này sử dụng một loại động từ chỉ hành động mà J. L. Austin gọi là vị từ
    ngôn hành. Cao Xuân Hạo không thừa nhận dạng phát ngôn ngôn hành hàm
    ẩn. Ông phân tích rất kĩ: “Nếu ta thừa nhận sự tồn tại của phát ngôn ngôn
    hành hàm ẩn thì tất cả các phát ngôn đều có tính ngôn hành”. Vì phát ngôn
    nào cũng có thể hiểu là được mở đầu bằng Tôi xin nói rằng và do đó “việc
    phân biệt ra loại câu ngôn hành trở thành hoàn toàn vô nghĩa lí”. Ông cũng
    đưa ra các “điều kiện nhất định khá ngặt nghèo” để một vị từ gọi là vị từ ngôn
    hành có được tính ngôn hành của nó: 1. chủ ngữ là ngôi thứ nhất (chủ ngữ có
    thể ẩn), 2. vị từ có thể dùng ở thì hiện tại, 3. bổ ngữ tiếp nhận hành động phải
    là ngôi thứ hai.
    Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam không thực hiện việc phân loại các loại
    hành động ngôn hành. Hoặc có chăng chỉ là phân biệt vị từ ngôn hành có
    biểu thức ngôn hành (khuyên, cam đoan, ) và vị từ ngôn hành không cần có
    biểu thức ngôn hành (cảm ơn, chào, xin lỗi) mà thôi. Mặc dù về cơ bản các
    nhà Việt ngữ học có cùng quan điểm khi công nhận dạng thức đặc biệt của vị
    từ ngôn hành và giá trị ngôn trung của nó nhưng vấn đề nhận dạng vị từ ngôn
    hành và vấn đề ngữ nghĩa, ngữ dụng của nó thì có những quan điểm khác
    nhau.
    Ở đây, luận văn theo quan điểm của Cao Xuân Hạo.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Chẳng hạn, trong các ví dụ sau đây:
    – Cô Út về quê, mình gởi lời hỏi thăm hai bác ở quê nhé!
    – Tao ra điều kiện cho mày là mày sẽ cưới vợ, nếu không tao sẽ từ
    mày, còn gia tài tao thề là sẽ bán và tiêu xài hết, tao sẽ không để lại cho mày
    một xu nhỏ! (Trích Cô tiểu thư nông dân – A. Puskin – Nguyễn Duy Bình
    dịch) thì gởi lời hỏi thăm, ra điều kiện rõ ràng là biểu thức ngôn hành. Nếu
    viện cớ đây là ngữ vị từ, chứ không phải là vị từ, để gạt ra khỏi đối tượng
    nghiên cứu, thì sự “chặt chẽ” này chỉ làm nghèo đi kết quả nghiên cứu mà
    thôi.

    4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

    4.1. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp thống kê ngôn ngữ
    Luận văn thống kê các vị từ ngôn hành trong tiếng Việt, kể cả một số ít vị
    từ ngày nay không còn thấy xuất hiện trong giao tiếp hằng ngày nữa như: bái
    biệt, bá cáo
    Phương pháp miêu tả
    Luận văn tập trung phân tích ngữ liệu để rút ra những nhận xét, kết luận
    đến các vấn đề có liên quan đến câu ngôn hành và vị từ ngôn hành.
    Phương pháp phân tích
    Dựa trên nguồn ngữ liệu thu thập được và khảo sát từ thực tế luận văn
    phân tích các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của từng vị từ ngôn hành một
    để làm rõ được tính chất ngôn hành của nó.

    4.2. Nguồn ngữ liệu

    Về nguồn ngữ liệu, luận văn chủ yếu dựa vào ba cuốn từ điển, đó là Từ
    điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Kim
    Thản chủ biên, và Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên.
    Các phát ngôn trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong các tác phẩm văn
    học, tục ngữ, ca dao được sử dụng làm dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề
    được khảo sát.

    5. Bố cục của luận văn

    Trên cơ sở xác định mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, ngoài
    phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm hai chương.
    Chương 1 dành để trình bày về lý thuyết hành động ngôn từ và khái niệm
    câu ngôn hành. Từ đó, luận văn đặt vấn đề nhận diện vị từ ngôn hành, những
    điều kiện để một phát ngôn trở thành phát ngôn ngôn hành và những vị từ
    trong phát ngôn đó trở thành vị từ ngôn hành và một số vấn đề chung về ngữ
    nghĩa và ngữ dụng của vị từ ngôn hành.
    Chương 2 là từ điển vị từ ngôn hành tiếng Việt, gồm 189 mục từ. Đây là
    phần trọng tâm của luận văn cho nên nó cũng chiếm dung lượng lớn nhất. Ở
    chương này, luận văn tiến hành khảo sát từng vị từ ngôn hành một để tìm hiểu
    giá trị ngữ nghĩa của chúng thông qua những ví dụ cụ thể.
    Phần Kết luận tổng kết nội dung của luận văn, nêu những hạn chế, khó
    khăn mà luận văn chưa đạt được. Cuối cùng là danh mục 40 tài liệu tham
    khảo.

     
Đang tải...