Tiểu Luận Ngôn từ nghệ thuật trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Từ khi nhân loại được sinh ra đã xuất hiện những loại hình nghệ thuật phong phú như thơ ca, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, Chính những tác phẩm nghệ thuật đã đưa con người đi từ “chân trời một người đến chân trời của tất cả”. Mỗi bài thơ là một cung bậc cảm xúc tạo nên những âm thanh riêng trong bản nhạc thi ca( )Chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài ngôn từ nghệ thuật trong truyện kiều Nguyễn Du. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật trong truyện Kiều đem lại một cách thưởng thức mới, sâu sắc và hấp dẫn hơn. Bởi thông thường câu hay, chữ đắt, cho ta khả năng thưởng thức tác phẩm toàn diện và lý thú với những cảm nhận mới mẻ hơn.
    2. Giới thuyết thuật ngữ. Trong thế giới nghệ thuật, mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một phương tiện biểu đạt riêng. Với văn học, ngôn từ là phương tiện đặc thù để nhà văn thể hiện bức tranh đời sống, qua đó truyền đạt thông điệp, tư tưởng của mình đến bạn đọc. Ngôn từ nghệ thuật là một khái niệm chỉ một yếu tố trong các yếu tố hình thức của một tác phẩm. Ngôn từ nghệ thuật được xem là yếu tố đầu tiên quan trọng. ngôn từ nghệ thuật thực chất là lời nói mang tính nghệ thuật. “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Ngôn ngữ trong văn học không phải là loại ngôn ngữ khô khan, chuẩn mực được sử dụng trong các văn bản hành chính, khoa học, cũng không phải loại ngôn ngữ thông tục được dùng trong đời sống hằng ngày mà là loại ngôn ngữ đã được chọn lọc, gọt giũa qua sự sáng tạo của các nhà thơ, nhà văn. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên đưa ra quan niệm rằng: “Ngôn từ là sự kết kợp những từ có tổ chức nội tại hoàn chỉnh về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp hoặc phong cách”. Trong giáo trình phư
    ơng pháp luận nghiên cứu văn học do Nguyễn Phong Nam biên soạn, cho rằng: “Xét về bản chất, ngôn từ nghệ thuật là một sự mô phỏng lời nói trong giao tiếp hàng ngày của con người. Một sự mô phỏng có chủ định ”. Như vậy, ngôn từ nghệ thuật là
    . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng tác phẩm truyện Kiều, tác giả Huỳnh Văn Tới, NXB Đồng Nai, 2000.
    4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
    Theo dòng lịch sử tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và nhiều tác phẩm đã rơi vào lãng quên. Dường như đi ngược với quy luật ấy, tác giả Nguyễn Du với tác phẩm truyện Kiều lại không ngừng được bàn luận qua các thời kỳ lịch sử. Vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện Kiều và nhân vật Thúy Kiều. Với bài tiểu luận này chúng tôi xin điểm qua một số nhận xét tiêu biểu của các nhà nghiên cứu: Hoài Thanh trong cuốn Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh nhận xét: “Về mặt diễn tả nguyến du có sẵn một cái vốn từ ngữ không một nhà văn, nhà thơ nào khác có thể sánh kịp trong lịch
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Với đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp liệt kê, thống kê. - Phương pháp phân tích, so sánh. - Phương pháp tổng hợp. 6. Bố cục. Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận còn có phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó trọng tâm là phần nội dung, gồm hai chương: Chương I: Danh nhân văn hóa Nguyễn Du và kiệt tác “truyện Kiều”. Chương II: Nguyễn Du – nghệ sĩ ngôn từ tài ba. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO​ 1. Nguyễn Tài Cẩn, (2004), Tư liệu truyện Kiều, NXB Văn học. 2. Xuân Diệu, (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Văn học. 3. Xuân Diệu, (2000), Ba thi hào dân tộc, NXB Thanh niên. 4. Ngô Viết Dinh, (2007), Thời gian chưa đi hết một trang Kiều, NXB Thanh niên. 5. Trịnh Bá Đĩnh, (chủ biên), (2001), Nguyễn Du tác gia và tác phẩm, NBX Giáo dục. 6. Lương Ngọc Hà, Bài giảng văn học Việt Nam nửa cuối TK XVII- hết TK XIX, Trường đại học sư phạm Đà Nẵng. 7. Vũ Hạnh, (1987), Đọc lại truyện Kiều, NXB Nghĩa Bình. 8. Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính, (2001), Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 9. Đặng Thanh Lê, (1979), Giảng văn truyện Kiều, NXB Giáo dục. 10. Hoài Phương, (tuyển chọn và biên soạn), (2005), Truyện Kiều những lời bình, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 11. Phạm Đan Quế, (2003), Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện, NXB Thanh niên. 12. Vũ Hữu Tiềm, (1999), Nguyễn Du-truyện Kiều, NXB Thanh niên. 13. Nguyễn Lộc, (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối TK XVII-nửa đầu TK XIX, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. 14. Huỳnh Văn Tới, (2000), Truyện Kiều- Nguyễn Du, NXB Đồng Nai. 15. Nguyễn Phong Nam, (2010), Giáo trình tác gia văn học trung đại, Trường đại học sư phạm Đà Nẵng. 16. Trần Đình Sử, (2005), Thi pháp truyện Kiều, NXB Giáo dục 17. Lê Đình Kỵ, (1998), Phê bình nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục. 18. Lê Xuân Lít, (2001), Tìm hiểu từ ngữ truyện Kiều, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 19. Phan Ngọc, (2007), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, NXB Thanh niên. 20. Truyện Kiều- Nguyễn Du, (2006), NXB Hội nhà văn. 21. Đặng Thanh Lê, (1978), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, NXB Sự thật. 22. Nguyễn Quảng Tuân, (2000), Tìm hiểu Nguyễn Du và truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội- Trung tâm nghiên cứu quốc học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...