Tiến Sĩ Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Mục lục
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3. Mục đích nghiên cứu
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Đóng góp mới của luận án
    7. Cấu trúc của luận án
    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI

    1.1. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945
    1.2. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1945 - 1985
    1.3. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ 1986 đến nay


    CHƯƠNG 2: THƠ MỚI – MỘT HÌNH THỨC GIAO TIẾP NGHỆ THUẬT MỚI
    2.1. Ngôn từ nghệ thuật - một hình thức giao tiếp đặc biệt
    2.1.1. Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật
    2.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật thơ
    2.2. Giao tiếp nghệ thuật Thơ mới - một hiện tượng văn hóa mới
    2.2.1. Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội dẫn đến sự ra đời của Thơ mới
    2.2.2. Chủ thể lời nói trong giao tiếp nghệ thuật Thơ mới
    2.2.2. Loại hình ngôn từ và tổ chức giao tiếp nghệ thuật Thơ mới


    CHƯƠNG 3 : ĐẶC TRƯNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
    3.1. Ngôn từ Thơ mới mang đậm tính chủ quan, thiên về cảm xúc, cảm giác
    3.1.1. Sự chủ thể hóa ngôn từ Thơ mới
    3.1.2. Sự đa điệu của cảm xúc, cảm giác
    3.2. Ngôn từ Thơ mới tiếp nối và phát triển ngôn ngữ thơ trữ tình truyền thống
    3.2.1. Tiếp nối và phát triển ngôn ngữ thơ trữ tình dân gian
    3.2.2.Tiếp thu những sáng tạo ngôn ngữ thơ trữ tình trung đại
    3.2.3. Dịch chuyển gần hơn với ngôn ngữ đời sống
    3.3. Ngôn từ Thơ mới có sự kết hợp giữa thơ Đường và thơ Pháp
    3.3.1. Từ xung khắc đến hòa giải
    3.3.2. Sự ra đời của một hình thức ngôn từ mới: hiện đại đầy cá tính


    CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC VĂN BẢN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
    4.1. Từ ngữ Thơ mới phong phú, đa dạng
    4.1.1. Sáng tạo từ ngữ trên cơ sở kết ghép
    4.1.2. Sáng tạo từ ngữ theo cơ chế chuyển nghĩa
    4.2. Cú pháp Thơ mới linh hoạt, sáng tạo
    4.2.1. Xu hướng kế thừa cú pháp câu thơ truyền thống
    4.2.2. Xu hướng nới lỏng cú pháp câu thơ Đường luật
    4.2.3. Những bứt phá mới
    4.3. Tổ chức bài thơ trong Thơ mới tự do, phóng khoáng
    4.3.1. Tổ chức bài thơ theo dòng âm thanh ngôn ngữ
    4.3.2. Tổ chức bài thơ theo dòng cảm xúc
    4.3.3. Tổ chức bài thơ theo dòng tự sự
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG
    BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học. Sáng tạo, tiếp nhận và đánh giá văn học nói chung và thơ nói riêng không thể thiếu được yếu tố này. Ngôn từ nghệ thuật (ngôn từ văn học) là một sự phân tầng khác của ngôn ngữ tự nhiên, “tương xâm” nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ tự nhiên. Nếu ngôn ngữ tự nhiên thường mang tính ổn định, thì ngôn từ nghệ thuật - đặc biệt là ngôn từ thơ - với tư cách là một “mã” nghệ thuật lại luôn thay đổi. Mỗi thời đại văn học, mỗi trào lưu, khuynh hướng và mỗi tác giả lại có cách sử dụng ngôn ngữ riêng để mang đến một “thực tại” và hình thức mới cho ngôn từ nghệ thuật thơ.
    1.2. Trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam, phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là một hiện tượng độc đáo, đặc sắc. Trên hành trình sáng tạo, các nhà Thơ mới đã đạt được thành công rực rỡ, đặt nền móng vững chắc cho công cuộc hiện đại hóa thơ Việt Nam. Hơn tám thập kỷ đã trôi qua, từ khi có “một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đến nay, Thơ mới vẫn luôn thu hút sự quan tâm, yêu mến của độc giả và của giới nghiên cứu - phê bình văn học. Đặc biệt, những sáng tạo của Thơ mới về ngôn từ nghệ thuật luôn hấp dẫn người sáng tác, người thưởng thức và những người nghiên cứu thơ.
    1.3. Các công trình nghiên cứu và bài viết về Thơ mới đã khám phá ngôn từ thơ ở nhiều phương diện như: vần thơ, nhịp thơ, nhạc điệu, từ ngữ, phương thức biểu đạt, cấu trúc ngôn ngữ Tuy nhiên, những khám phá, phân tích, lý giải chủ yếu tập trung vào khẳng định sức sáng tạo của từng cây bút hoặc nét độc đáo của từng thi phẩm. Trên hành trình nghiên cứu Thơ mới, nhiều vấn đề đã được bàn đến, những thành tựu và cả phần hạn chế của Thơ mới đã được khẳng định. Tuy nhiên, vấn đề ngôn từ nghệ thuật Thơ mới vẫn thiếu cái nhìn,
    toàn diện, hệ thống và còn có những điểm cần tiếp tục đi sâu tìm hiểu, phân tích, tổng hợp.
    Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, tìm hiểu kết quả nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật những thập niên gần đây, chúng tôi thấy rằng, đã đến lúc cần thiết và có cơ sở để thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới; tiếp tục đáp ứng nhu cầu thưởng thức, khám phá hiện tượng văn học độc đáo, đặc sắc này khi trình độ tiếp nhận văn học và hiểu biết về Thơ mới của độc giả ngày càng được mở rộng, nâng cao. Từ việc tập trung nhận diện, phân tích, đánh giá đặc trưng ngôn từ nghệ thuật Thơ mới, luận án góp phần khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của
    Thơ mới trong quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỷ XX. 1.4. Thơ mới có một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở các bậc học. Thực tiễn giảng dạy và học tập về Thơ mới đòi hỏi sự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc những sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ, giúp người dạy và người học nhận thức vai trò và ý nghĩa của “cuộc cách mạng thơ ca” - đặc biệt là trên phương diện thể loại và ngôn ngữ - mà các nhà Thơ mới đã đóng góp cho nền văn học nước nhà. Việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập Thơ mới nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung trong nhà trường cũng là một lý do thôi thúc chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này. Hy vọng kết quả nghiên cứu vấn đề Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với tác giả luận án mà còn có ý nghĩa tích cực đối với thực tiễn nghiên cứu, dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường. Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...