Tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam Vấn đề và thảo luận

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngôn ngữ truyền hình Việt NamTác giả: Phan Quốc Hải
    Xuất bản: 08/10/2010, 11:10
    Thông tin luận văn “Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam: Vấn đề và thảo luận” của HVCH Phan Quốc Hải, chuyên ngành Báo chí học.
    1. Họ và tên học viên: Phan Quốc Hải
    2. Giới tính: Nam
    3. Ngày sinh: 01/07/1977
    4. Nơi sinh: Quảng Nam
    5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
    7. Tên đề tài luận văn: Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam: Vấn đề và thảo luận
    8. Chuyên ngành: Báo chí học
    9. Mã số: 60 32 01
    10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hào, Khoa Báo chí-Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
    Dưới góc độ ngôn ngữ truyền hình, Luận văn đã đề cập và đã lí giải, phân tích một cách thấu đáo dựa trên các cứ liệu khoa học đã được khảo sát những vấn đề nổi bật có tính thời sự như: Giọng trên truyền hình là gì, đâu là giọng chuẩn; Âm sắc, tốc độ nói của các BTV, PTV, PV, MC như thế nào; Vấn đề tương thích giữa lời và hình ra sao, Vấn đề chức năng của các yếu tố lời và hình; Vấn đề sử dụng số liệu, chữ viết tắt; Vấn đề đọc tên nước ngoài, đọc danh pháp khoa học; Vấn đề sử dụng tiếng động và âm nhạc Tất cả những vướng mắc này Luận văn đã luận bàn kĩ lưỡng cả về lí luận và thực tiễn.
    Đặc biệt, những vấn đề như: Đâu là giọng chuẩn quốc gia trên VTV và trên các đài truyền hình Việt Nam; Có nên sử dụng giọng miền Nam trên các chương trình chính của VTV hay không; Những vấn đề thay đổi trong ngôn ngữ chuyển tải thông tin của truyền hình hiện đại là như thế nào là vấn đề đang gây tranh cãi, cần phải có tiếng nói chung và chính thức từ nhiều phía, luận văn đã tập hợp những ý kiến đó và đưa ra quan điểm riêng.
    Từ những khảo sát thực tế đó, Luận văn đi đến bàn thảo và đưa ra các giải pháp từ nhiều cấp độ: Quản lí ( xây dựng chiến lược, mục tiêu, chính sách), Quy trình sản xuất (xây dựng đội ngũ, đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học-công nghệ) và Công chúng ( tìm hiểu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...