Tiểu Luận Ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo văn học - tiểu thuyết Mối tình đầu của tác giả Diệu Hạnh

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo văn học - tiểu thuyết “Mối tình đầu” của tác giả Diệu Hạnh

    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1

    1. Mục đích, ý nghĩa của tiểu luận 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận 2
    3. Phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận này 2
    PHẦN NỘI DUNG 3
    1. Nhận xét chung 3
    2. Bảng thống kê tần số xuất hiện từ loại trong tác phẩm 4
    3. Nhận xét cách dùng từ : từ sai, từ không đúng của tác giả 13
    KẾT LUẬN 17
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Mục đích, ý nghĩa của tiểu luận
    Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, phương tiện truyền đạt tư duy và không thể có một phương tiện hay công cụ nào khác có thể đảm đương được chức năng này ngoài ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một trong những hành vi giao tiếp quan trọng của các chủ thể giao tiếp trong xã hội. Cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi người đều phản ánh sự hiểu biết của chính người đó về thế giới khách quan, được biểu hiện thông qua ngôn ngữ. Theo như K.Mác nói : “ Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu của con người cần phải nói với nhau một cái gì đấy, trao đổi với nhau một cái gì đấy”.
    Ngôn ngữ trong văn học hay ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo văn học của mỗi nhà văn có sự khác nhau là do trình độ văn hóa, học vấn, do nguồn gốc xuất thân, do hòan cảnh xã hội .Đây là những yếu tố chi phối đến thói quen và cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn cụ thể. Chính những sự chi phối trên mà mỗi nhà văn khi cho ra đời một tác phẩm văn học nghệ thuật đều mang những phong cách ngôn ngữ riêng biệt của mình. Thế nhưng sự thành công của mỗi tác phẩm văn học nghệ thụât chính là ở chỗ đem đến cho người đọc sự chia sẻ cảm thông, làm cho người đọc có thể vui với cái vui của nhân vật, có thể buồn với cái buồn của nhân vật, sót xa với những số phận oan trái, căm hờn với những cảnh đời nghiệt ngã, đau đớn với nỗi đau của nhân vật. Không những thế người đọc còn cảm nhận được tâm tư tình cảm của tác giả thông qua hệ thống các nhân vật và nội dung của tác phẩm. Muốn đạt được sự thành công như vậy thì đòi hỏi mỗi nhà văn khi sáng tạo một tác phẩm văn học phải am hiểu cuộc sống, có vốn từ ngữ phong phú, có thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ tinh xảo, có khả năng tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người đọc. Như vậy đối với quá trình sáng tạo văn học, muốn tác phẩm của mình đến được với công chúng và được công chúng đón nhận thì đòi hỏi mỗi nhà văn không ngừng lao động và sáng tạo, để có thể cho ra những tác phẩm văn học nghệ thuật hay. Một tác phẩm văn học nghệ thuật được công nhận là hay, là thành công không chỉ được đánh giá bởi nội dung phản ánh của tác phẩm đó, mà nó còn phụ thuộc vào cách lựa chọn và sắp xếp từ ngữ của tác giả trong tác phẩm đó. Như vật sự sắp xếp và phân bố từ loại trong tác phẩm một cách hợp lý và chuẩn xác là khá quan trọng tạo nên sự thành công của tác phẩm.

     
Đang tải...