Tài liệu Ngôn ngữ trần thuật của tác phẩm Hồn trinh nữ - điểm nhìn và nhân xưng

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngôn ngữ trần thuật của tác phẩm Hồn trinh nữ
    - điểm nhìn và nhân xưng








    Tóm tắt. Nhà văn Võ Thị Hảo, “người kể chuyện cổ tích hiện đại”, đã cho ra mắt độc giả yêu thích văn chương những tác phẩm đi cùng năm tháng. Truyện ngắn Hồn trinh nữ là tác phẩm tiêu biểu của chị. Chị có lối kể chuyện cuốn hút, có duyên với văn phong sắc sảo, vừa quen vừa lạ, ảo thực lẫn lộn. Bài viết này dựa trên cơ sở lý thuyết về điểm nhìn của Trần thuật học, vận dụng phương pháp phân tích ngữ dụng (qua các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ có lựa chọn) để tìm hiểu về ngôn ngữ trần thuật. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi xin chỉ dừng lại ở nhân tố có liên quan đến điểm nhìn là cách sử dụng nhân xưng, để nêu ra đặc điểm ngôn ngữ trần thuật của tác phẩm Hồn trinh nữ là “một điểm nhìn phức hợp do sự tác động mạnh bởi việc thay đổi nhân xưng”, bởi thế, những điều cảm nhận của người trần thuật và của nhân vật đối với số phận đợi chờ của người đàn bà đã được bộc lộ một cách tự nhiên trong cố ý (và cả cố ý trong tự nhiên).







    1. Mở đầu

    ngôn ngữ trần thuật để nghiên cứu về tác

    phẩm của Võ Thị Hảo hãy còn ít, nếu không
    Nhà văn Võ Thị Hảo, một cây bút nữ sắc nói là hiếm thấy. Khảo sát tác phẩm văn học
    sảo, dồi dào sức viết, đã cho ra mắt độc giả từ cấu trúc nội bộ của văn bản là một việc làm
    yêu thích văn chương những tác phẩm đi rất cần thiết, vì nó sẽ mang lại những đánh
    cùng năm tháng. Những bài bình luận về tác giá khách quan đối với tác phẩm, và giúp
    phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo từ khía cạnh chúng ta thấu hiểu cái ẩn náu sau cấu trúc
    tác giả - ý nghĩa tác phẩm đã đăng tải khá văn bản, và hiểu thêm về lý do tại sao Võ Thị
    nhiều trên các trang báo. Một cách khái quát, Hảo được hoan nghênh rộng rãi.
    chị có lối kể chuyện cuốn hút, có duyên với Bài viết này dựa trên cơ sở lý thuyết về
    văn phong vừa quen vừa lạ, ảo thực lẫn lộn. điểm nhìn của Trần thuật học, vận dụng
    Nhưng, theo sự hiểu biết của chúng tôi, phương pháp phân tích ngữ dụng (qua các
    những bài nghiên cứu vận dụng lý thuyết về yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ có lựa
    Trần thuật học, xuất phát đơn thuần từ khía chọn) để tìm hiểu về ngôn ngữ trần thuật.
    cạnh văn bản, cụ thể là xét dưới bình diện Trong khuôn khổ của một bài tham luận,
    chúng tôi xin chỉ dừng lại ở các nhân tố có
    liên quan đến điểm nhìn là cách sử dụng










    nhân xưng, để nêu ra đặc điểm ngôn ngữ trần
    thuật của tác phẩm Hồn trinh nữ.
    Cốt truyện Hồn trinh nữ: Thuở ấy, trong một gia đình, có ba kiếp đàn bà. Ba kiếp đàn bà “đều chôn chân thờ chồng đi lính”. Người đàn ông đầu tiến ra đi đã vĩnh viễn không trở về, người đàn ông thứ hai trở về với nhiều vinh quang nhưng mái đầu đã “ngả màu sương”, người đàn ông thứ ba thì trở về sau 17 năm biệt tăm. Trong đêm tân hôn, người đàn ba thứ ba nhận thấy người mình chờ đợi vốn rụt rè nay đã trở thành một cái máy giết người lạnh máu “có cái nhìn lạnh lẽo như thép” của Vua và đã mất đi mãi mãi khả năng cười.
    Câu chuyện được triển khai xung quanh số phận của kiếp người đàn bà thứ ba qua sự thay đổi về điểm nhìn.






    2. Điểm qua quan niệm về điểm nhìn


    Mỗi văn bản tự sự đều có một người đóng vai người kể chuyện, để kể lại sự kiện xảy ra ở đâu, vào lúc nào, như thế nào, có nhân vật gì tham gia vào câu chuyện. Người kể chuyện đó kể về sự kiện gì và kể lại như thế nào sẽ ảnh hưởng đến truyện được kể có thành công hay không. Vậy, vị trí và xuất phát điểm mà từ đó sự kiện được quan sát, được cảm nhận và được kể lại là rất quan trọng. Đó là điểm nhìn theo cách hiểu nôm na và đơn giản nhất. Trong giới nghiên cứu, về thuật ngữ này, lâu nay đã có rất nhiều học giả đi sâu khảo sát, nghiên cứu, và đã đạt được nhiều thành quả. Nhưng cho tới nay, xung quanh thuật ngữ này vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Riêng về cái tên gọi cũng đã có rất nhiều kiểu khác nhau. Ở đây, chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ “điểm nhìn” (point of view) quen thuộc để trình bày.

    Tổng quan những thành quả nghiên cứu,
    thì vấn đề nổi trội nhất của điểm nhìn là “ai nhìn - ai nói”. Theo quan điểm của G. Genette [1], điểm nhìn về bản chất mà nói, là một phương tiện điều phối lượng thông tin trong khi kể chuyện, là “sự hạn chế”. “Ai nói?” xác định được vị trí của người kể chuyện và
    “giọng kể chuyện” trong văn bản tự sự. “Ai nhìn?”, xét về vấn đề văn bản tự sự, được quyết định bởi điểm nhìn của ai. Nó không chỉ đơn thuần là thị giác. Nhiều học giả đã nhất trí rằng điểm nhìn còn liên quan đến việc cảm nhận - ai nhận biết như thế - và quan điểm của ai khi truyện được kể. Điều đó có nghĩa là điểm nhìn bao hàm ý nghĩa sâu xa hơn, đó là sự phán đoán về giá trị, đạo đức và nhận xét . Vậy nên các nhà Trần thuật học đều không bỏ qua vấn đề điểm nhìn và đã phân loại điểm nhìn theo nhận xét của mình.
    Dựa vào điểm nhìn gì để kể chuyện liên quan đến mẹo trần thuật của người kể chuyện. Trong các phân loại, cách phân loại của Genette đã được khẳng định và được nhiều nhà nghiên cứu tiếp nhận.
    Kiểu 1: Vô điểm nhìn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...