Thạc Sĩ Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    PHẦN MỞ ĐẦU



    0.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    0.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống văn học. Nó là công cụ, là chất liệu cơ bản để nhà văn xây dựng nên tác phẩm, là "chìa khóa" để bạn đọc mở cánh cửa, bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật là cơ sở để tìm hiểu, khám phá thế giới hình tượng và các lớp nội dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật; từ đó, khẳng định những thành tựu và đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc.
    0.1.2. Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán và là một trong những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Chỉ với ba thập kỷ cầm bút, ông đã để lại một một sự nghiệp văn học phong phú, độc đáo, bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, truyện ký lịch sử, khảo cứu, dịch thuật, tiểu phẩm báo chí .và ở thể loại nào cũng để lại dấu ấn đặc sắc riêng. Tác phẩm của Ngô Tất Tố không chỉ là tiếng nói đanh thép tố cáo chế độ thực dân phong kiến tàn bạo, mà còn thể hiện tấm lòng thương yêu đối với nhân dân lao động. Năm 1996, Nhà nước đã trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho di sản văn học của Ngô Tất Tố.
    Trong gần một thế kỷ qua, kể từ tác phẩm đầu tiên là Cẩm hương đình ra đời (1923), sự nghiệp văn học Ngô Tất Tố đã thu hút được sự quan tâm, yêu mến của các nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học và đông đảo công chúng. Kết quả là đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về ông. Song, hầu hết những công trình đó mới chỉ đề cập những vấn đề như: tư tưởng nghệ thuật, thế giới nghệ thuật, hay phong cách sáng tác .của nhà văn. Về ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố mới được quan tâm nghiên cứu trên một số phương diện, nhiều đặc điểm riêng biệt, độc đáo chưa được khảo sát, phân tích khái quát làm rõ.

    Vì những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố" để mở rộng, khơi sâu thêm một vấn đề đã được giới nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm và đã tạo những bước đi ban đầu.


    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU

    0.1. Lý do chọn đề tài 1

    0.2. Lịch sử vấn đề .2

    0.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu .9

    0.4. Phương pháp nghiên cứu .10

    0.5. Mục đích nghiên cứu .11

    0.6. Đóng góp của luận văn 11

    0.7. Cấu trúc của luận văn 11

    PHẦN NỘI DUNG

    CHưƠNG I: GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT, CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ .12
    1.1. Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật .12

    1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 12

    1.1.2. Những yếu tố cơ bản hình thành ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn .12

    1.1.2.1. Cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ .12

    1.1.2.2. Hoàn cảnh xã hội, thời đại, môi trường sống .14

    1.2. Các nhân tố cơ bản chi phối đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố.16

    1.2.1. Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ

    XIX đến nửa đầu thế kỷ XX .16

    1.2.2. Hoàn cảnh sống và đặc điểm con người Ngô Tất Tố .19

    CHưƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ CÕN MANG DẤU VẾT NGÔN NGỮ NHO GIA .28
    2.1. Tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian .28

    2.2. Sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian .34

    2.3. Cấu trúc ngôn ngữ nhịp nhàng, đăng đối theo lối văn biền ngẫu 35

    2.4. Sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt của khoa cử, chủ yếu là từ Hán Việt.41

    CHưƠNG 3: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ ĐẬM ĐÀ

    SẮC THÁI NGÔN NGỮ NÔNG THÔN BẮC BỘ VIỆT NAM 48


    3.1. Vận dụng khéo léo phương ngữ Bắc Bộ 48

    3.2. Vận dụng thành ngữ quen thuộc với người nông dân .53

    3.3. Dùng nhiều từ ngữ gắn với cuộc sống, sinh hoạt làng quê và công việc

    nhà nông 62

    CHưƠNG 4: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ GIÀU TÍNH THỜI SỰ, VÀ TÍNH CHIẾN ĐẤU .68
    4.1. Sử dụng bảng từ vựng gắn với những vấn đề thời sự 68

    4.2. Vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt để phơi bày hiện thực .73

    4.2.1. Miêu tả chi tiết bức tranh đời sống .73

    4.2.2. Kết hợp miêu tả, nghị luận, biểu cảm để châm biếm kín đáo sâu cay 78

    4.3. Cấu trúc câu văn theo kiểu "vừa nâng vừa đập" 84

    4.4. Sử dụng câu hỏi tu từ như một vũ khí châm biếm lợi hại .87

    KẾT LUẬN .89

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...