Thạc Sĩ Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong các sáng tác trước năm 1945

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- PHẦN MỞ ĐẦU

    0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    0.1.1. Ngôn ngữ“là yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Go-rơ-ki) [69;215], “là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn" [69; 215]. Từ ngôn ngữ nghệ thuật đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là con đường tiếp nhận văn học phù hợp với bản chất của nghệ thuật ngôn từ.
    0.1.2. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, Tự lực văn đoàn là "nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học Việt Nam hiện đại" (Hoàng Xuân Hãn). Trong Tự lực văn đoàn, Nhất Linh là người sáng lập, người điều hành, đồng thời cũng là cây bút trụ cột của nhóm. Mặc dù sáng tác không nhiều, nhưng Nhất Linh đã "vạch ra một con đường riêng", cách tân mạnh bạo trong các sáng tác cả về nội dung và nghệ thuật, góp phần tạo danh tiếng cho tổ chức văn học này. Nhất Linh và Tự lực văn đoàn "đã có những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết và tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào câu văn của dân tộc với lối văn trong sáng và rất Việt Nam" (Huy Cận).
    0.1.3. Sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong số những công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã công bố, chưa có công trình nào tập trung tìm hiểu sâu vào ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Vấn đề này, cách đây hơn 50 năm, đã được gợi ra: "Vấn đề ngôn ngữ Nhất Linh là một điểm thiết tưởng cần phải được để ý và đề cao" (Nguyễn Văn Trung, Tạp chí Văn số 14, 15.7.1964); nhưng sau nhiều năm trôi qua, việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh vẫn chưa có sự tiến triển đáng kể.

    Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: "Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong các sáng tác trước năm 1945" nhằm đi sâu nghiên cứu quá trình vận động trong ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh và thấy được những đóng góp của nhà văn đối với quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học dân tộc.



    MỤC LỤC

    A- PHẦN MỞ ĐẦU 1

    0.1. Lí do chọn đề tài 5

    0.2. Lịch sử vấn đề 6

    0.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Nhất Linh . 6

    0.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh . 9

    0.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 10

    0.4. Phương pháp nghiên cứu . 11

    0.4.1. Phương pháp thống kê, phân loại 11

    0.4.2. Phương pháp so sánh 11

    0.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp . 12

    0.4.4. Phương pháp lịch sử . 12

    0.4.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành . 12

    0.4.6. Phương pháp nghiên cứu tác giả . 12

    0.4.7. Phương pháp hệ thống 13

    0.5. Mục đích nghiên cứu . 13

    0.6. Đóng góp của luận văn 13

    0.7. Cấu trúc của luận văn . 13

    B - NỘI DUNG . 15

    Chương 1: GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI NGÔN NGỮ NGHỆ
    THUẬT CỦA NHẤT LINH . 15

    1.1. GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT . 15

    1.1.1. Khái niệm "Ngôn ngữ nghệ thuật" . 15

    1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật . 16

    1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÔN NGỮ

    NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH 19

    1.2.1. Những biến đổi trong đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ

    XX 19

    1.2.1.1. Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây 19

    1.2.1.2. Sự phổ biến và phát triển của chữ quốc ngữ 21

    1.2.1.3. Khát vọng xây dựng một nền quốc văn mới của tầng lớp trí

    thức tân học đầu thế kỷ XX . 23

    1.2.2. Hành trình đến với văn học của Nhất Linh . 28

    1.2.2.1. Nhất Linh - người nghệ sĩ đa tài, say mê văn học 28

    1.2.2.2. Chuyến du học ở Pháp - Những thay đổi trong quan niệm

    xã hội và văn chương của Nhất Linh . 31

    1.2.2.3. Chủ trương “Tự sức mình làm ra những sáng tác có giá trị

    về văn chương”, "làm giàu văn sản trong nước”. . 33

    Chương 2: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NHẤT LINH TRưỚC VÀ SAU KHI
    THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN . 39


    2.1. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRưỚC KHI THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TRONG "NHO PHONG" VÀ
    "NGưỜI QUAY TƠ") .39

    2.1.1. Ngôn ngữ trong "Nho phong" và "Người quay tơ "mang đậm

    dấu ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại 39

    2.1.1.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi trung đại 39

    2.1.1.2. Ngôn ngữ "Nho phong” và "Người quay tơ” mang đậm dấu

    ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại . 41

    2.1.2. Ngôn ngữ văn học của buổi giao thời . 48

    2.1.2.1. Tính chất giao thời trong dùng từ, đặt câu . 48

    2.1.2.2. Bước đầu có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trần thuật và ngôn

    ngữ nhân vật . 51

    2.1.2.3. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, chưa được cá tính hóa 55

    2.2. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRONG GIAI ĐOẠN THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TỪ "ĐOẠN TUYỆT"
    ĐẾN "BưỚM TRẮNG") 57

    2.2.1. Ngôn ngữ trong "Đoạn tuyệt" và "Lạnh lùng" – “một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối v ă n thật có tính cách
    An Nam" . 58

    2.2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật giản dị, mạch lạc, trong sáng 59

    2.2.1.2. Ngôn ngữ miêu tả sinh động, tinh tế, giàu chất tạo hình 66

    2.2.1.3. Ngôn ngữ nhân vật bước đầu được cá tính hoá, phù hợp

    tính cách nhân vật . 76

    2.2.2. Ngôn ngữ trong "Đôi bạn" và "Bướm trắng" mang tính hướng

    nội, đặc tả đời sống nội tâm nhân vật 80

    2.2.2.1. Ngôn ngữ kể chuyện nhập vào nội tâm nhân vật 81

    2.2.2.2. Ngôn ngữ miêu tả gắn với cảm xúc, tâm trạng nhân vật . 85

    2.2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật biểu hiện chiều sâu nội tâm . 88

    Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC SẮC TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ

    THUẬT CỦA NHẤT LINH . 100


    3.1. TẠO SẮC THÁI NGÔN NGỮ CỦA TẦNG LỚP THỊ DÂN TRUNG

    LưU 100

    3.2. CÓ NHỮNG KẾT HỢP TỪ MỚI TẠO CẢM GIÁC ÊM ÁI NGỌT

    NGÀO .105

    3.3. DÙNG NHIỀU TÍNH TỪ DIỄN TẢ NHỮNG CẢM GIÁC MONG

    MANH .108

    3.4. NHỮNG SO SÁNH ĐẸP, BAY BỔNG, TINH TẾ VÀ GỢI CẢM 112

    C - KẾT LUẬN . 121

    PHỤ LỤC . 123

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...