Tài liệu ngôn ngữ học

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ngôn ngữ học


    Câu 1: So sánh đặc điểm loại hình ngôn ngữ biến hình và loại hình ngôn ngữ đơn lập, cho ví dụ


    Phân loại ngôn ngữ theo loại hình là cách phân loại căn cứ vào cấu trúc và chức năng của chúng. Kết quả phân loại cho ta các loại hình ngôn ngữ: biến hình, chắp dính, đơn lập, đa tổng hợp. Ở đây ta sẽ đi vào so sánh đặc điểm loại hình ngôn ngữ biến hình (LHNNBH) và loại hình ngôn ngữ đơn lập (LHNNĐL).
    Nếu phương pháp so sánh - lịch sử hướng vào sự phát triển lịch sử của các ngôn ngữ thành thuộc phương pháp so sánh - loại hình lại hướng vào hiện tại, vào hoạt động của kết cấu ngôn ngữ. Nhiệm vụ trung tâm của phương pháp so sánh này là tìm hiểu những cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai loại hình ngôn ngữ này. ta sẽ so sánh các mặt khác nhau của ngôn ngữ như:
    - Ngữ âm
    - Từ vựng
    - Ngữ pháp.
    1. Đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đơn lập
    Tiêu biểu cho loại hình này là tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, các tiếng Môn - Khơmer, v.v Đặc điểm chính của loại hình này là :
    + Có hiện tượng từ trùng với căn tố.
    + Có hiện tượng từ không biến hình.
    + Từ trong câu đều “độc lập” vớ nhau.
    + Từ bao giờ cũng đơn âm.
    - Từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. Qua hình thái, tất cả các từ dường như không có quan hệ với nhau, chúng đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt lập một mình. Chính xuất phát từ đặc diểm này mà người ta gọi loại hìn này là “đơn lập”.


    VD:
    [​IMG][​IMG] Thuỷ quân Cà chua


    - Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ. Ví dụ:
    + Dùng hư từ:
    Cuốn vở - Những cuón vở
    đọc - Sẽ dọc
    đã đọc
    đang đọc
    + Dùng trật tự từ:
    Cửa trước - trước cửa
    Cả nước - nước cả
    Nhà nước - nước nhà
    - Tính phân biệt. Trong các ngôn ngữ này, các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng. Phần lớn những đơn vị được gọi là từ ghép, từ phát sinh được cấu tạo từ các từ dơn tiết này. Vì thế ranh giới các âm tiết thường trùng với ranh giới các hình vị, hình vị không phân biệt với từ và do đó ranh giới giữa đơn vị gọi là từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt.
    Ví dụ:
    Tiếng Hán: /Học/sinh/khán/thư/
    Tiếng Việt: Học/sinh/đọc/sách/
    So sánh với tiếng Nga
    /y/re/ /ru/m/a/em/ /z/y/
    Qua so sánh trên ta thấy về cơ bản tiếng Hán, tiếng Việt rất khác so với tiếng Nga. Ở tiếng Nga hình vị ít khi liên quan đến âm tiết một âm tiết có khi là một phần của hình vị, có khi bằng một hình vị.
    - Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động không phân biệt nhau về mặt cấu trúc. Tất cả đều được diễn đạt bằng các từ không biến đổi.
    Ví dụ: “cưa” - dụng cụ để xẻ gỗ.
    “cưa” - hành dộng xẻ gỗ.
    Chính vì vậy, một số nhà ngôn ngữ học cho rằng trong các ngôn ngữ đơn lập không có cái gọi là “các từ loại”.
    2. Đặc điểm loại hình của ngôn ngữ biến hình
    Thuộc loại hình này có tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Hy Lạp, tiếng A Rập, v.v Đặc đểm của loại hình này là:
    - Có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm ở trong hình vị, sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp và được gọi là “biến tố bên trong”.
    Ví dụ: tooth - teeth
    Tiếng Anh: food - feet
    (bàn chân) (những bàn chân)
    Tiếng A Rập: balad - bilọd
    (làng) (những làng)
    Tiếng Nga:
    (thoát khỏi) (thoát khỏ)
    (thể hoàn thành)
    Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp ở trong từ nhưng không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta goi là các ngôn ngữ “hoà kết” (biến hình)
    - Ngôn ngữ biến hình cũng có cả các phụ tố. Nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau.
    Ví dụ:
    Trong tiếng Nga, phụ tố a trong Pyka biểu thị cả nguyên cách lẫn số ít, phụ tố - e và - u dùng biểu thị số ít, giới cách trong “b cmore” (trong cái bàn) và “ b cmenu” (trong thảo nguyên).
    Vì thế, các ngôn ngữ biến hình có nhiều cách chia danh từ và động từ. Tiếng Nga hiện đại có 3 cách chia danh từ, 3 cách chia động từ. Tiếng Latinh có 5 cách chia danh từ.
    - Sự liên hệ chặt chẽ của các hình vị ở trong từ. Mối liên hệ chặt chẽ ngay cả chính tố cũng không thể đứng một mình:
    Ví dụ:
    Chính tố Pyk - trong tiếng Nga luôn luôn phải có phụ tố đi kèm theo:
    Pyka, pyke, pykam,
    Trong ngôn ngữ biến hình chính tố được phân biệt với phụ tố.
    Chính tố: biểu hiện ý nghĩa từ vựng
    Phụ tố : biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.
    Ví dụ:
    Work - Worker
    Book - books

    - Trong ngôn ngữ biến hình, từ thường biến đổi hình thái để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp:
    Ví dụ:
    Cook à cooked
    (hiện tại) (quá khứ)
    worh à worhed
    finish à finished
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...