Thạc Sĩ Ngôn ngữ chat: tiếng Việt và tiếng Anh

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Ngôn ngữ chat: tiếng Việt và tiếng Anh​
    Information
    MS: LVNNH021
    SỐ TRANG: 141
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
    NĂM: 2009




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến nhịp sống gấp gáp hay còn gọi đơn giản là
    sống nhanh. Nhịp “sống nhanh” phát sinh những vấn đề: ăn nhanh, ngủ nhanh, làm
    việc nhanh, suy nghĩ nhanh, nói nhanh và một trong những vấn đề đáng lưu ý là
    viết cũng nhanh. Điều này tạo nên khuynh hướng muốn tiếp cận lối nói đơn giản,
    khẩn trương, đôi lúc pha chút dí dỏm, hợp thời.
    Ngày nay, việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên Internet đã trở thành phổ
    biến, thế là một ngôn ngữ chat-trò chuyện qua mạng ra đời. Xu hướng này không
    chỉ diễn ra đơn thuần ở những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh mà còn lan rộng ở
    nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt.
    Thực tế cho thấy, ngôn ngữ chat không chỉ có mặt trong những văn bản chat,
    những trang blog, những tin nhắn trong điện thoại di động, những tác phẩm văn học
    dành cho tuổi mới lớn hay các diễn đàn trên mạng internet mà còn xuất hiện trong
    bài thi, bài luận của học sinh sinh viên.
    Ngôn ngữ chat xâm nhập vào học đường không đơn thuần là chỉ tạo thêm nét
    vui tươi dí dỏm trong giao tiếp như một số ý kiến đánh giá mà thực chất, nó cũng
    tạo ra những hạn chế nhất định trong tư duy ngôn ngữ của học sinh. Cách nghĩ tắt,
    viết tắt, lâu dần sẽ trở thành thói quen và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong
    sáng của tiếng Việt.
    Để giúp các em biết trân trọng vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt truyền thống, làm
    chủ được một ngôn ngữ giao tiếp trong sáng, khúc chiết, giàu sức biểu cảm mà vẫn
    phù hợp với xu thế hiện đại là “cải tiến” và ngắn gọn, chúng tôi đã quyết định chọn
    nghiên cứu ngôn ngữ chat của tuổi teen để tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh, bối
    cảnh sử dụng các từ biến thể và tâm lý sử dụng những từ đã được “cải tiến” này của
    các em.
    Chúng ta cần đồng hành, cần thấu hiểu và biết cách chia sẻ mới có thể giúp trẻ
    chỉnh sửa các “biến thể” của từ ngữ một cách hữu hiệu.
    Trong giới hạn của những biểu hiện khác biệt so với tiếng Việt chuẩn, người
    viết muốn tiếp cận một khía cạnh nhỏ của ngôn ngữ chat, mà cụ thể là tìm hiểu
    những thay đổi trong cấu trúc so với ngôn ngữ gốc, đối chiếu giữa tiếng Việt và
    tiếng Anh, đưa ra biện pháp khắc phục Chắc hẳn trong quá trình tiếp cận sẽ còn
    nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô hướng dẫn, góp ý để luận văn của chúng tôi hoàn
    thiện hơn.

    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

    Ngôn ngữ chat là sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin. Ngôn ngữ này
    xuất hiện khi máy tính ra đời. Với những biểu tượng, ký hiệu, con số có sẵn trên
    máy, người dùng vi tính sử dụng chúng để cho ra đời thứ ngôn ngữ nhanh, gọn
    Sự ra đời của ngôn ngữ chat có cả một quá trình hình thành lâu dài và tự phát.
    Nguyên nhân chủ yếu là do phần mềm phục vụ chat không có phần hỗ trợ tiếng Việt
    nên những người chat (chatter) đã tùy biến từ ngữ mình dùng để tránh bị hiểu lầm.
    Ngôn ngữ chat thường ngắn gọn (tiết kiệm được thời gian), chứng tỏ người sử dụng
    là sành điệu, hợp thời (đặc biệt với tuổi “teen”). Không những thế, ngôn ngữ chat dễ
    đánh máy, ít tốn kém thời gian, dí dỏm - phù hợp với những suy nghĩ thức thời của
    lứa tuổi mới lớn (chatter đôi lúc có thể sáng tạo cho mình cách đánh). Trong vài
    trường hợp, ngôn ngữ này còn dùng để trêu đùa người đọc và tránh sự kiểm soát
    của người lớn.
    Đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới nên việc tham khảo ý kiến và tìm tài
    liệu là rất khó khăn. Nó không mới mẻ đối với người sử dụng vi tính nhưng hệ
    thống lại sự hình thành và tìm nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ này, cũng như nhận
    ra và thấu hiểu những tiện ích, tác hại của chat thì thực sự người viết chưa tìm thấy
    luận văn nào đề cập đến, ngoài đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2008
    “Hiện tượng dị thường trong tiếng Việt qua 100 văn bản ngẫu nhiên sử dụng ngôn
    ngữ chat trên internet ở Việt nam hiện nay” của ba sinh viên: Nguyễn Tấn Thu
    Tâm, Nguyễn Thùy Nương, Đỗ Lan Phương. Cho nên, đây có thể xem là đề tài khá
    mới mẻ.

    3. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài

    Ngôn ngữ là một trong những thứ tài sản chung vo cùng quý báu của ông cha
    để lại, là bản sắc văn hóa riêng, là niềm tự hào của cả dân tộc. Chính vì vậy, Đảng
    và nhà nước luôn đề cao chủ trương phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
    Trong thực tế hiện nay, việc xuất hiện những hiện tượng biến thiên trong việc sử
    dụng ngôn ngữ khiến chúng ta, hơn bao giờ hết, phải thống nhất về quan điểm, sự
    đánh giá khả năng kiểm soát và khắc phục đối với những sự biến đổi trong ngôn
    ngữ mà cụ thể là ngôn ngữ chat.
    Trong các bài bình luận, nhận xét và phân tích có tính chất cá nhân đã có từ
    trước đến nay, ngôn ngữ chat mới chỉ được tìm hiểu ở một vài khía cạnh thông qua
    những trường hợp cụ thể. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tổng hợp lại
    những quy luật chuyển đổi căn bản về mặt ngữ âm, từ vựng của ngôn ngữ chat,
    từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về hiện tượng ngôn ngữ này.
    Ngôn ngữ chat tuy là một hiện tượng không mới nhưng sự phổ biến và mức độ
    ảnh hưởng của nó đang ngày càng phát triển rất sâu rộng trong xã hội. Do đó, đi
    tìm hiểu và phân tích về những sự biến đổi của ngôn ngữ chat so với ngôn ngữ đúng
    chuẩn thông thường là cả một quá trình lâu dài. Đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ
    vừa cung cấp một cái nhìn tổng quan, khái quát về dạng hình ngôn ngữ này, vừa
    mong những kết quả sẽ trở thành một cơ sở nền tảng tổng quan làm cứ liệu cho
    những đề tài nghiên cứu sâu và rộng hơn về sau. Ngoài ra, đề tài cũng muốn gởi đến
    người đọc cái nhìn, cách nghĩ của giới trẻ thông qua yếu tố ngôn ngữ để thấu hiểu
    phần nào tâm lí của lớp trẻ và có phương cách hòa hợp các mối quan hệ trong xã
    hội.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các trao đổi trên
    mạng, các trang web, các bài báo có liên quan đến ngôn ngữ chat
    Phạm vi nghiên cứu: người viết nghiên cứu trong thời gian từ năm 2006 đến
    2009, chủ yếu là ngôn ngữ trên mạng (tiếng Việt và tiếng Anh), không nghiên cứu
    tin nhắn.


    Hướng nghiên cứu thứ nhất từ cái nhìn tổng thể của ngôn ngữ. Từ đó làm
    tiền đề để đào sâu vào những biến thể của ngôn ngữ mà cụ thể là ngôn ngữ chat.
    Hướng nghiên cứu thứ hai đi từ những yếu tố liên quan trực tiếp đến văn bản
    chat: biểu tượng cảm xúc, yếu tố phương ngữ, tiếng bồi.

    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    Về cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi dựa trên hệ thống quan điểm của ngôn
    ngữ học hiện đại. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng tài liệu của một số ngành khoa
    học có liên quan như: kí hiệu học, tâm lý học, xã hội học, địa lý học
    Về phương pháp nghiên cứu, đầu tiên, chúng tôi thu thập tài liệu liên quan
    trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, sau đó, lựa chọn dữ liệu và áp dụng các phương
    pháp nghiên cứu.
    - Các phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận văn là phương pháp miêu
    tả và phương pháp so sánh-đối chiếu, phân tích.
    - Phương pháp miêu tả: giúp chỉ ra những đặc điểm của đối tượng, giúp cho
    việc đối chiếu dễ dàng hơn.
    - Phương pháp đối chiếu: tìm hiểu những nét giống và khác nhau của ngôn
    ngữ chat giữa những vùng miền trong nước, giữa tiếng Việt và tiếng Anh
    - Phương pháp phân tích: từ nhiều cứ liệu, chúng tôi phân tích để tìm ra điểm
    chung và riêng của ngôn ngữ chat, giải thích nguyên nhân, tìm ra quy luật chung
    - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết sử dụng thêm các phương
    pháp giải thích, khảo sát thực nghiệm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...