Thạc Sĩ Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay
    Định dạng file word




    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án. 7
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
    5. Phương pháp nghiên cứu. 8
    6. Đóng góp của luận án. 9
    7. Kết cấu của luận án. 9
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 11
    1.1. Một số quan điểm cơ bản của ngữ pháp chức năng – hệ thống. 11
    1.1.1. Về ngôn ngữ. 11
    1.1.2. Về ngữ cảnh. 12
    1.1.3. Về văn bản. 13
    1.1.4. Quan hệ giữa ngữ cảnh và văn bản. 13
    1.1.5. Các thành tố chức năng trong hệ thống ngữ nghĩa. 14
    1.2. Phân tích diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán. 16
    1.2.1. Phân tích diễn ngôn. 16
    1.2.2. Phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis - CDA) 22
    1.3. Diễn ngôn báo chí, ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ bình luận. 33
    1.3.1. Giao tiếp trong báo chí và diễn ngôn báo chí 33
    1.3.2. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí 35
    1.3.3. Bình luận và ngôn ngữ bình luận trên báo chí 36
    1.4. Tiểu kết 39
    CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC 41
    VĂN BẢN BÌNH LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG
    2.1. Các phương thức thể hiện chức năng tư tưởng kinh nghiệm trong văn bản bình luận 41
    2.1.1. Chuyển tác – nguồn gốc của sự diễn giải kinh nghiệm 41
    2.1.2. Các quá trình chuyển tác - phương thức thể hiện chức năng. 43
    tư tưởng kinh nghiệm của câu trong văn bản bình luận. 43
    2.1.3. Danh hoá trong văn bản bình luận. 54
    2.1.4. Mở rộng các cụm danh từ. 58
    2.1.5. Chu cảnh và chuyển tác chu cảnh trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt 61
    2.2. Các phương thức thể hiện chức năng tư tưởng lôgíc trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt 65
    2.2.1. Các quan hệ đẳng kết 65
    2.2.2. Các quan hệ phụ thuộc. 72
    2.2.3. Lập luận trong bài bình luận báo in tiếng Việt 77
    2.3. Tiểu kết 86
    CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC 88
    VĂN BẢN BÌNH LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG LIÊN NHÂN
    3.1. Dẫn nhập. 88
    3.2. Tình thái trong văn bản bình luận. 89
    3.2.1. Tình thái trong ngôn ngữ. 89
    3.2.2. Tình thái trong tiếng Việt 92
    3.2.3. Tình thái trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt 95
    3.2.4. Yếu tố bình luận trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt 104
    3.2.5. Các biểu thức quy chiếu biểu hiện nghĩa liên nhân. 108
    3.3. Tiểu kết 114
    CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC 115
    VĂN BẢN BÌNH LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG VĂN BẢN
    4.1. Về cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô. 115
    4.2. Cấu trúc vĩ mô của văn bản bình luận. 116
    4.2.1. Cấu trúc văn bản. 116
    4.2.2. Cấu trúc vĩ mô của văn bản bình luận. 117
    4.2.3. Đoạn văn trong văn bản bình luận. 128
    4.3. Cấu trúc vi mô của văn bản bình luận. 132
    4.3.1. Đề – Thuyết trong văn bản bình luận. 132
    4.3.2. Các phương tiện liên kết trong văn bản bình luận. 136
    4.4. Tiểu kết 143
    KẾT LUẬN 144
    1. Về lí luận. 144
    2. Về thực tiễn. 146
    3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. 146




    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Từ khi ra đời, các phương tiện truyền thông, mà đặc biệt là báo chí, đã có vai trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội. Nhờ khả năng tạo dư luận xã hội sâu rộng, chúng có ảnh hưởng lan tỏa tới mọi lĩnh vực, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người, trên cơ sở đó, thay đổi hành vi và tư tưởng của họ. Ở mỗi quốc gia, báo chí – truyền thông không chỉ là kênh giao tiếp quan trọng hàng đầu, là nhân tố kích thích sự phát triển, mà còn là phương tiện quản lí, giám sát, là công cụ thực hiện các dịch vụ xã hội.
    Hiện nay, do sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, báo chí – truyền thông đã có những bước tiến vượt bậc, đạt tới mức bùng nổ về mọi phương diện: các loại hình truyền thông được đa dạng hóa, báo mạng điện tử tuy mới xuất hiện nhưng với các tiện ích đặc biệt của mình, có sức lan tỏa mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vị thế vững chắc trong môi trường truyền thông; số lượng các cơ quan báo chí – truyền thông, số đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, nhà in sách báo, ấn phẩm, chương trình và cùng với đó là đội ngũ các nhà truyền thông tăng nhanh; chất lượng nội dung, hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin không ngừng được cải thiện.
    Chính nhờ sự bùng nổ ấy, báo chí – truyền thông đang góp phần xóa đi các rào cản về địa lí giữa các quốc gia, mang đến cho thế giới một diện mạo mới. Giờ đây, với các phương tiện truyền thông hiện đại, người ta có thể theo dõi các sự kiện, cập nhật thông tin, thưởng thức và tiếp thu các thành tựu văn hoá ở mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và thuận tiện. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hoá của mỗi quốc gia. Và đây cũng chính là điều kiện hết sức thuận lợi thúc đẩy chính báo chí – truyền thông phát triển lên tầm cao mới trên cơ sở học hỏi, giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế.
    Trong sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các thể loại báo chí, bình luận là một trong những thể loại quan trọng và tiêu biểu. Nếu như các thể loại: tin tức, phóng sự, bút kí, ghi chép, v.v. chủ yếu là nêu sự kiện, phản ánh thông tin từ thực tế hiện trường của vụ việc thì bình luận báo chí lại thể hiện thái độ rõ ràng trong nội dung thông tin, bày tỏ chính kiến, quan điểm tư tưởng chính trị của người viết đối với những vấn đề thời sự thiết yếu. Từ đó, bình luận báo chí góp phần giải thích, phân tích, tổng hợp để đem đến cho người đọc, người nghe, người xem một nhận thức đúng đắn về vấn đề họ đang quan tâm. Bình luận, xét về số lượng, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong một tờ báo nhưng lại được coi là “linh hồn” của tờ báo, và ở một mức độ nào đó có thể tạo nên bản sắc của cả một tờ báo, ví dụ chuyên mục “Bình luận”, “Câu chuyện quốc tế” của báo Quân đội nhân dân; “Sự kiện và Bình luận” của báo Lao Động; “Cùng suy ngẫm”, “Bình luận” của báo Nhân dân; “Sự kiện và Bình luận” báo Nhân dân cuối tuần, “Thời sự và suy nghĩ” của báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh v.v
    Văn bản bình luận xuất hiện khá nhiều, có mặt ở tất cả loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và báo in. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo in là người đọc có thể chủ động về thời gian cũng như phương pháp đọc, nên độc giả có thể vừa đọc, vừa nghiền ngẫm về những vấn đề được nêu ra, cũng như những suy nghĩ, thái độ, lập trường, quan điểm của tác giả; từ đó có thể tìm được tiếng nói chung, dễ dàng tiếp nhận những thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải. Thông tin trên báo in có chiều sâu, tính phổ cập cao, đảm bảo tính chính xác mà các loại hình khác khó có thể thay thế được. Báo in giúp người đọc biết và hiểu rất rõ sự kiện. Báo in có thể làm tăng khả năng ghi nhớ, thấu hiểu vấn đề một cách sâu sắc thông qua các phân tích, lập luận trên nhiều bình diện. Vì vậy, có thể nói bình luận thực sự phát huy được hiệu quả trên báo in.
    Từ góc nhìn của ngôn ngữ học thì bình luận là thể loại diễn ngôn có những đặc thù riêng, cần nghiên cứu một cách thấu đáo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu diễn ngôn bình luận từ góc độ ngôn ngữ học. Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ bình luận, theo chúng tôi, là việc làm cần thiết có ý nghĩa đáng kể về cả mặt lí luận và thực tiễn.
    Vì những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án này. Luận án áp dụng quan niệm ngữ pháp chức năng của Halliday mà cụ thể đi theo ba siêu chức năng ngôn ngữ văn bản, đó là siêu chức năng tư tưởng, siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng tạo văn bản.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    2.1. Trên thế giới
    Từ những năm 50 và 60 ở thế kỉ XX, trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp văn bản. Đó là những công trình đặt nền móng cho bộ môn ngôn ngữ học văn bản (textual linguistcs). Đặc biệt là việc nghiên cứu ngôn ngữ các văn bản chuyên ngành (như văn bản luật, báo chí, .) đã được nhiều tác giả chú trọng, tiêu biểu như: Bhata, V.K [101], [102]; Gustaffsson, M [111]; Hager J.W [112]; Swales.J.M & Bhatia [124]; Wright, P. [127]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngôn ngữ thời kì này chỉ là những nghiên cứu chung, chưa đi vào nghiên cứu chức năng ngôn ngữ của thể loại văn bản cụ thể.
    Từ đầu những năm 1980 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí đã tập trung đi vào nghiên cứu một cách chuyên sâu, cụ thể hơn. Đặc biệt các tác giả như Fairclough [107], [108], Wodak & Mayer [126], Peter Teo [125] đã nghiên cứu về bản chất của ngôn ngữ báo chí trong mối quan hệ với quyền – thế, hệ tư tưởng và các mối quan hệ xã hội khác. Điều đó cho thấy, áp dụng việc phân tích ngôn ngữ văn bản báo chí vào thực tiễn đời sống ngày càng lớn.
    2.2. Ở Việt Nam
    Ở Việt Nam, nhờ có sự tiếp cận với hướng lí thuyết mới nên các nhà Việt ngữ học đã bắt nhịp được với xu hướng phân tích diễn ngôn trên thế giới. Có thể khái quát quá trình nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam như sau:
    Giai đoạn đầu tiên, phân tích diễn ngôn chủ yếu tập trung vào “phân tích ngữ pháp văn bản” mà chủ yếu phân tích “liên kết, mạch lạc, cấu trúc” như Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm [90]. Công trình này là cái mốc đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản ở Việt Nam. Tiếp đến là cuốn Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt của Nguyễn Thị Việt Thanh [82], và các công trình: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998); Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn (2002); Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản (2009) của Diệp




    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tiếng Việt
    1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao Động, Hà Nội.
    2. Hoàng Anh (2008), Những kĩ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    3. Diệp Quang Ban (1998), “Về mạch lạc trong văn bản”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 1) tr. 47-55.
    4. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    5. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp – Văn bản – Mạch lạc – Liên kết – Đoạn văn, Nxb KHXH, Hà Nội.
    6. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    7. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt - phần câu, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
    8. Diệp Quang Ban (2007), “Tìm hiểu phân tích diễn ngôn phê bình”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 8), tr. 45-55.
    9. Diệp Quang Ban (2008), Mạng mạch, mạch lạc, liên kết với việc dạy ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ (số 8), tr.1-13.
    10.Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    11. Nguyễn Bảo (1999), “Viết tắt trên báo chí hiện nay”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4.
    12. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
    13. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    14. Đỗ Hữu Châu (1992), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 2), tr.6-13.
    15. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, Tập I, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
    16. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2002), Đại cương ngôn ngữ học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    17. Đỗ Hữu Châu (2004), Đại cương ngôn ngữ học, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    18. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập từ vựng, ngữ nghĩa, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    19. A.A.Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
    20. Nguyễn Đức Dân (1997), Logic – ngữ pháp – cú pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    21. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    22. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    23. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn Logic hình thức và logic phi hình thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
    24. Nguyễn Đức Dân (2004), “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.
    25.Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    26. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào? Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
    27. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao Động, Hà Nội.
    28. Hữu Đạt (2011), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
    29. Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp (2003), “Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 7), tr.17-26 và (số 8), tr.56-65).
    30. Lê Đông (1991), “Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh giá của các hư từ”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 2), tr.15-23.
    31. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    32. Đinh Văn Đức (1996), “Một vài cảm nhận về ngữ pháp chức năng và cách nhìn về ngữ pháp tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 3), tr.40-43.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...