Tiến Sĩ Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
    Định dạng file word


    6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
    Ngoài phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chính văn của luận án có dung lượng 196 trang gồm Mở đầu, Kết luận và ba chương nội dung.
    Phần Mở đầu (20 trang) trình bày lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, bố cục luận án.
    Chương một (52 trang) trình bày một số vấn đề chung là những tiền đề lý luận về phong cách ngôn ngữ báo chí. Sau khi đúc kết những thành tựu của phong cách học trong việc nghiên cứu các phong cách chức năng ngôn ngữ, chúng tôi sẽ điểm qua đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí. Cũng ở chương này, thể loại văn bản báo chí được xem xét một cách đáng kể vì tính thời sự và phức tạp của vấn đề.
    Chương hai (69 trang) và Chương ba (51 trang) là phần khảo sát những ngữ liệu cụ thể trên một số báo, tạp chí ở SG-TPHCM. Chương hai trình bày những đặc điểm của NNBC trên các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Chương ba trình bày những đặc điểm về cách thức tổ chức văn bản cụ thể ở một số thể loại như tin, bình luận, tiểu phẩm v.v.
    Phần Kết luận (4 trang) tổng kết nội dung của luận án, nêu lên những kết quả đã thu hoạch được trong quá trình thực hiện đề tài và một vài hạn chế mà vì nhiều lí do chúng tôi chưa giải quyết một cách triệt để.
    Phụ lục Một số tài liệu trên báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong vài thập niên gần đây, ngôn ngữ báo chí (NNBC) mới được các nhà nghiên cứu quan tâm đến. Do đó, những thành tựu về lĩnh vực này là chưa nhiều. Trong khi phải thấy rằng, ngay từ buổi đầu hình thành (kể từ Gia Định Báo, 1865), báo chí đã có nhiều đóng góp to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. NNBC đã thực hiện tốt chức năng chuyển tải thông tin, đồng thời cũng góp phần không nhỏ trong việc truyền bá chữ quốc ngữ, xây dựng một nền văn học, hình thành và phát triển một hệ thống các phong cách chức năng (PCCN) tiếng Việt v.v.
    Cho đến nay, qua hơn một thế kỷ, ở nước ta các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng, đang có bước phát triển rất nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Báo chí không chỉ là phương tiện thông tin như buổi đầu hình thành mà đến nay đã trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc phổ biến quan điểm, đường lối chính trị, xã hội, góp phần nâng cao tri thức và tác động giáo dục đối với đông đảo công chúng. Với mục đích giao tiếp như vậy, hướng đến một đối tượng đa dạng (không đồng nhất về trình độ, về tuổi tác, về giới tính .), báo chí đã sử dụng kênh ngôn ngữ như một hệ đa chức năng không chỉ để đem thông tin đến cho người đọc mà còn nhằm tác động đến mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực. Để đạt được mục đích này, ngôn ngữ trên báo luôn chứa đựng những thông tin mới lạ, hấp dẫn, được tổ chức ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Mặt khác, báo chí là một phương thức giao tiếp khá đặc biệt, nhất là báo viết. Ở đó, người tạo ngôn tức tác giả và người thụ ngôn tức độc giả không đồng thời có mặt. Mọi thông tin - hay nói khác là hoạt động giao tiếp - chỉ thể hiện qua các văn bản trên báo. Vì thế, NNBC có những yêu cầu rất nghiêm ngặt, được xem như là một ngôn ngữ chuẩn mực không chỉ để chuyển tải đúng thông tin mà còn có thể định hướng khả năng sử dụng ngôn ngữ cho đông đảo công chúng độc giả.
    Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trên hầu hết các báo hiện nay, ta có thể tìm thấy khá nhiều lỗi dùng từ, lỗi viết câu, những cách diễn đạt có tính chất mơ hồ về nghĩa v.v. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng thông tin và tất nhiên là ảnh hưởng đến nhận thức, thẩm mỹ và cả khả năng ngôn ngữ của người đọc.
    Khảo sát thực tế sử dụng ngôn ngữ trên các văn bản báo chí hiện nay là một hướng tiếp cận rất thiết thực để tìm ra những quy luật chung, đồng thời góp phần định hướng cho hoạt động giao tiếp báo chí ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Năm 2004, trong luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có dịp đề cập đến vấn đề này. Trên cơ sở khảo sát cứ liệu ngôn ngữ báo Bình Dương, luận văn của chúng tôi đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của NNBC, đồng thời đã đề xuất những yêu cầu về chuẩn ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cách tổ chức văn bản trên các phương tiện báo chí in ấn hiện nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nhiều vấn đề đặt ra chưa thể trình bày hết được. Hơn nữa, báo chí ở một địa phương như Bình Dương, dù là đã và đang tiếp cận khá nhanh với những tác động của thời đại, nhưng không thể cho một cái nhìn toàn cục đối với vấn đề đề tài đặt ra. Lần này, luận án của chúng tôi chọn ngữ liệu khảo sát là báo chí ở Sài Gòn trước năm 1975 và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh) để xem xét trên cả hai phương diện đồng đại và lịch đại. Việc chọn lựa báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (SG-TPHCM) làm đối tượng nghiên cứu là rất thuận lợi, có thể tìm thấy nhiều đặc điểm tiêu biểu. Bởi lẽ, SG là chiếc nôi của báo chí cả nước, kể từ Gia Định Báo (GĐB) với số báo đầu tiên ra ngày 14/01/1865, suốt hơn một thế kỷ phát triển đã có đến trên 800 đầu báo, tạp chí; và hiện nay số báo, tạp chí xuất bản định kỳ tại TPHCM chiếm hơn 1/10 của cả nước [x.phụ lục 2].
    Đó là những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài “NGÔN NGỮ BÁO CHÍ SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nói chung
    Cho đến nay việc nghiên cứu NNBC nói chung đã đạt được không ít thành tựu từ nhiều góc nhìn khác nhau.
    2.1.1. Dưới góc nhìn của báo chí – xã hội học, NNBC đã được đề cập đến trong mối tương quan với bản chất của truyền thông đại chúng và những kỹ thuật tác nghiệp báo chí.
    Trên thế giới, những vấn đề lý luận về truyền thông đại chúng đã được nói đến từ những năm 50 của thế kỷ XX. Trong công trình Khái niệm cơ bản về truyền thông, Frank Dance đã dẫn ra 15 quan điểm về vấn đề này [x.TL138, tr.9-11]. Các quan điểm về cơ bản đều thừa nhận vai trò của ngôn ngữ trong quá trình truyền thông.
    Donald L. Ferguson và Jim Patten trong lần tái bản bộ giáo trình Journalism today (1993), đã đề cập đến những tính chất mới mẻ của thông tin trong thế kỷ XXI [204, tr.61-65]:
    - Tính thời sự: Tính thời sự liên quan đến tính mới mẻ của tin, nó làm cho bản tin tường thuật về một trận đá bóng ở tháng mười hợp thời hơn bản tin tường thuật về trận đá bóng ở tháng sáu.
    - Tính gần gũi: Những sự kiện xảy ra tại nơi ở, trong trường học của bạn thì quan trọng hơn so với những gì xảy ra ở bên kia trái đất.
    - Tính nổi bật: Tính nổi bật liên quan đến những sự kiện, những cái tên 'đáng lên báo'.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Albert P. (1970), Lịch sử báo chí, (Dương Linh dịch, 2003), Nxb Thế giới, Hà Nội.
    2. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.
    3. Hoàng Anh (2003), "Chơi chữ trên báo chí", Ngôn ngữ (6), tr.18-23.
    4. Hoàng Anh (2004), "Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo chí", Ngôn ngữ (12), tr.34-39.
    5. Hoàng Anh (2006), "Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí", Ngôn ngữ (19), tr.24-30.
    6. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    7. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    8. Diệp Quang Ban (1999), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    9. Diệp Quang Ban (2000), “Thử điểm qua việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trong
    nửa thế kỷ qua”,[I] Ngôn ngữ (9), tr. 41-47.
    10. Diệp Quang Ban (2003), [I]Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    11. Diệp Quang Ban (2009), [I]Giao tiếp – Diễn ngôn và Cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    12. Vũ Kim Bảng (2003), "Đặt dấu thanh trong chính tả tiếng Việt – hiện trạng và giải pháp", [I]Ngôn ngữ (11), tr. 57-65.
    13. Nguyễn Trọng Báu (2002), [I]Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    14. Brown G., Yule G. (2001), [I]Phân tích diễn ngôn (Trần Thuần dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    15. Bộ Văn hoá Thông tin (2000), [I]Niên giám báo chí Việt Nam, Hà Nội.
    16. Chafe. W. L. (1970), [I]Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, (Nguyễn Văn Lai dịch, 1999), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    17. Hoàng Thị Châu (2004), [I]Phương ngữ [I]học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    18. Hoàng Thị Châu (2007), "Vai trò của F, J, W, Z đối với việc phiên chuyển địa danh nước ngoài", [I]Ngôn ngữ (3), tr. 60-64.
    19. Đỗ Hữu Châu (2001), [I]Đại cương ngôn ngữ học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    20. Đỗ Hữu Châu (2001), [I]Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    21. Chertưchơnưi A. A. (2004),[I] Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
    22. Nguyễn Hữu Chỉnh (2002), “Quan hệ ngữ pháp trong văn bản”[I], Ngôn ngữ (6), tr. 49-59.
    23. Nguyễn Hữu Chỉnh (2005), “Bàn thêm về cấu trúc thông báo trong đoạn văn”[I], Ngôn ngữ (1), tr. 60-71.
    24. Hồng Chương (1985), [I]120 năm báo chí Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
    25. Cohen S. (2003), [I]Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
    26. Hoàng Cao Cương (2003), "Về chữ quốc ngữ hiện nay", [I]Ngôn ngữ (12), tr.1-8.
    27. Nguyễn Đức Dân (1999), [I]Lô gích và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    28. Nguyễn Đức Dân (2000), [I]Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    29. Nguyễn Đức Dân (2004), “Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong báo chí”,[I] Ngôn ngữ (2), tr.1-10.
    30. Nguyễn Đức Dân (2004), “Vận dụng thành ngữ, tục ngữ và danh ngôn trên báo chí”,[I] Ngôn ngữ (10), tr.1-7.
    ‎31. Nguyễn Đức Dân (2007), [I]Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    32. Đức Dũng (1996), [I]Các thể ký ‎báo chí, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
    33. Đức Dũng (2000), [I]Viết báo như thế nào? Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
    34. Nguyễn Văn Dững (chủ biên, 2001), [I]Sổ tay phóng viên - Báo chí với trẻ em, Nxb Lao động, Hà Nội[I]. ‎
    35. Hữu Đạt (2000), [I]Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    36. Dương Kỳ Đức (2009), "Một số vấn đề của thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì đổi mới và hội nhập", [I]Ngôn ngữ & [I]Đời sống (3), tr.39-40.[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     
Đang tải...