Chuyên Đề Ngoại thương của Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính tất yếu

    Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, Kinh tế đối ngoại là hoạt động tất yếu khách quan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho sự phát triển của các nước đang phát triển, có nền kinh tế mở cửa. Đối với Việt Nam hoạt động kinh tế đối ngoại hiện tại là kết quả của quá trình mở cửa hơn 20 năm, là động lực phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập mới. Bởi hoạt động này làm rút ngắn khoảng cách hội nhập kinh tế của Việt Nam với những nội dung phát triển toàn diện của nó.
    Lịch sử đã chứng minh nhiều nước trên thế giới và khu vực đã phát triển nền kinh tế thành công bằng con đường kinh tế đối ngoại với chính sách mở cửa - khoan dung hơn là đóng cửa cô lập và đố kị - nghi ngờ. Điển hình ở Đông Bắc Á; Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, một số nước ASEAN như Singapore, Thái Lan thông qua hoạt động hướng ngoại của mình đã nhanh chóng phát triển trở thành những “con rồng kinh tế”.
    Từ kinh nghiệm của các nước, trước và khi tham gia hội nhập WTO, Việt Nam đang tổ chức, sắp xếp lại nền kinh tế và hướng nền kinh tế ra bên ngoài để tìm một “cú hích” mạnh về tài chính, hợp tác chuyển giao công nghệ - khoa học kĩ thuật, hướng xuất khẩu nhằm đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cho nên,Việt Nam xem mục tiêu kinh tế đối ngoại là mục tiêu chiến lược - động lực phát triển tất yếu.
    Xuất phát từ những lý do trên chúng em xin được phân tích đề tài: “ Ngoại thương của Việt Nam hiện nay”.

    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hóa những vấn đề về thương mại quốc tế
    - Tìm hiểu sự tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế
    - Phân tích đánh giá thực trạng của ngoại thương Việt Nam hiện nay
    - Đề xuất các giải pháp cho ngoại thương Việt Nam

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngoại thương Việt Nam hiện nay
    - Phạm vi nghiên cứu là các chính sách của nhà nước liên quan đến thương mại quốc tế

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Bài làm đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, tham khảo tài liệu.

    5. Kết cấu bài làm
    Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo kết cấu bài làm gồm có 3 chương như sau:

    Chương I: Tổng quan về ngoại thương
    Chương II: Thực trạng về hoạt động ngoại thương Việt Nam
    Chương III: Đánh giá về ngoại thương Việt Nam
    Chương IV: Giải pháp đưa ra cho ngoại thương Việt Nam




    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 4

    Chương I: Tổng quan về ngoại thương 6

    I. Lý luận về thương mại quốc tế 6
    1. Khái niệm về thương mại quốc tế 6
    2. Nguồn gốc và vai trò của thương mại quốc tế 6
    3. Tác động của hoạt động ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế 8
    4. . Một số lý thuyết về thương mại quốc tế 9
    4.1. Quan điểm của phái trọng thương về thương mại quốc tế 9
    4.2. Lợi thế tuyệt đối (Adam Smith) 10
    4.3. Lợi thế so sánh ( David Ricardo) 12
    4.4. Nguồn lực sản xuất vốn có và lý thuyết Heckscher – Ohlin 14
    II. CÔNG CỤ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 17
    1. Thuế 17
    2. Hạn ngạch 18
    3. Quản lý ngoại tệ 19
    4. Tín dụng trợ cấp 20
    III. CÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 22
    1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô 22
    2. Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu 23
    3. Kinh nghiệm hướng ngoại của các nước 25


    Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27
    I. TỔNG QUAN VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27
    1. Ngoại thương Việt Nam trước khi gia nhập WTO 28
    2. Ngoại thương Việt Nam sau khi gia nhập WTO 35
    II. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC 45
    1. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ 45
    2. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU 55
    3. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 60
    4. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và ASEAN 63
    Chương III: ĐÁNH GIÁ VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 67
    1. ƯU ĐIỂM 67
    2. NHƯỢC ĐIỂM 67
    Chương IV: GIẢI PHÁP CHO NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 69

    Kết luận 73
    Danh mục tài liệu tham khảo 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...